Đặc điểm của gấc

Gấc là một loại quả bản địa của Việt Nam, thường được sử dụng để chế biến thực phẩm vào những dịp đặc biệt ở Việt Nam cũng như được dùng để điều chế các loại thuốc y học cổ truyền.

Gấc cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Trong 100g gấc có chứa 17,4g carbohydrate, 1,6g chất xơ, 2,1g protein, 36 mg canxi và 0,3g chất béo. Gấc chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng phòng ngừa và điều trị ung thư như carotenoid, đặc biệt là lycopene và beta-carotene.

Quả gấc mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Công dụng của quả gấc

Giúp phòng chống ung thư

Theo nhiều nghiên cứu hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Do đó quả gấc thường được gọi là ‘quả của thiên đường’.

Gấc còn giúp ngăn ngừa tế bào ung thư hiệu quả (Ảnh minh họa: Internet)

Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Quả gấc chứa hàm lượng sắt, vitamin C và axit folic dồi dào, những chất này đặc biệt có lợi đối với những người trị bệnh thiếu máu. Do vậy, nếu bạn ở trong tình trạng này thì hãy thường xuyên sử dụng quả gấc để ngăn ngừa căn bệnh thiếu máu của cơ thể nhé.

Chống trầm cảm

Trầm cảm là một tình trạng nghiêm trọng, nó làm cho một người cảm thấy rất buồn, vô vọng và thường không thể sống theo cách bình thường. Ngày nay, nhiều người trên thế giới đang phải chịu đựng vấn đề này. Quả gấc khi được tiêu thụ thường xuyên giúp khắc phục căn bệnh trầm cảm khá hiệu quả vì nó giàu selen, khoáng chất và vitamin, rất quan trọng đối với hệ thần kinh. Vì thế nếu bạn đang gặp phải vấn đề về thần kinh nên bổ sung gấc thường xuyên nhé.

Tốt cho sức khỏe tình dục

Beta carotene (tiền chất của vitamin A) trong dầu gấc rất tốt cho sức khỏe tình dục vì vitamin A có tác dụng đặc biệt trong việc thúc đẩy quá trình cấu thành nên các phân tử protein nuôi dưỡng cơ thể.

Thiếu vitamin A gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các tổ chức tế bào sinh dục trong việc sản sinh tinh trùng và trứng cũng như làm thay đổi cấu trúc của các bộ phận sinh dục như: ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng…