Em bé chào đời suôn sẻ, mẹ đang nằm nghỉ bỗng rít lớn một tiếng rồi ra đi mãi
Mang thai, sinh con luôn là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng đầy khó khăn đối với người phụ nữ. Không chỉ phải chịu đựng những cơn đau lưng, mệt mỏi, cơ thể tăng cân chóng mặt mà nguy hiểm nhất là ca sinh nở khi luôn được ví “đi đẻ là cửa mả”.
Nếu may mắn, sản phụ sẽ được trải qua ca sinh nở nhẹ nhàng nhưng trên thực tế, không ít chị em phải đối mắt với những ca sinh vô cùng gian nan, thậm chị cận kề cửa tử hoặc đánh đổi bằng mạng sống. Trường hợp sinh con của chị Vương dưới đây là một câu chuyện buồn như thế.
Vợ chồng chị Vương (sinh sống tại Trung Quốc) quen nhau qua mai mối và kết hôn sau khi quen biết nửa năm. Không lâu sau khi đám cưới diễn ra, gia đình chị vui mừng đón nhận tin vui có em bé đầu lòng.
Từ khi mang thai, chị Vương được chồng chăm sóc rất chu đáo. Anh đưa đón chị đi làm và tình nguyện nấu ăn giúp chị những tháng đầu khi chị bị ốm nghén.
Thai kỳ của chị diễn ra khá suôn sẻ cho đến ngày chuyển dạ sinh con. Chị Vương được gia đình đưa đến bệnh viện khi nhận thấy dấu hiệu đau bụng và ra dịch hồng. Sau 2 giờ đau đẻ, chị đã hạ sinh một bé trai khỏe mạnh mẹ tròn con vuông. Những tưởng ca sinh như thế là toàn vẹn nhưng không ngờ đến đêm, một bị kịch đã xảy ra.
Đêm hôm đó khi đang nằm ngủ trên giường bệnh, chị Vương bỗng rít lên một tiếng thở dài khiến cả phòng tỉnh giấc. Khi chồng chị chạy lại kiểm tra thì thấy máu loang đầy trên ga giường. Ngay lập tức anh hô gia đình đi gọi bác sĩ cấp cứu.
Bác sĩ cho biết chị Vương đã bị băng huyết sau sinh và được đẩy ngay đến phòng cấp cứu. Vì thuộc nhóm máu hiến và mất quá nhiều máu nên sau 1 giờ nỗ lực cứu chữa nhưng chị đã không thể tiếp tục cuộc sống và rời bỏ thế giới này khi mới sinh con chưa đầy một ngày.
Băng huyết sau sinh thường xảy ra trong khoảng 2-24 giờ sau khi sinh con và nguy cơ cao hơn ở những người sinh con lần đầu. Nhiều người cho rằng khi em bé được sinh ra suôn sẻ là xong nhưng thực tế những ngày đầu sau sinh rất nguy hiểm với sản phụ.
Đây là biến chứng rất nguy hiểm với mẹ sau sinh, vì vậy sau khi em bé ra đời, người nhà cần chú ý quan sát và chăm sóc sản phụ cẩn thận. Phải báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy hiện tượng sản phụ bị ra máu quá nhiều sau sinh.
Băng huyết sau sinh là gì? Phòng ngừa như thế nào?
Theo bác sĩ chuyên khoa sản Thân Ngọc Tuấn, băng huyết sau sinh là một trong những biến chứng sản phụ khoa có thể gây tử vong nếu bà mẹ không kiểm soát và xử lý kịp thời. Hiện tượng này thường xảy ra ngay sau đẻ hoặc 24h đầu sau đẻ với lượng máu mất đi trên 500ml.
Khi xảy ra hiện tượng chảy máu nặng sau sinh, cơ thể phụ nữ thường gặp phải các triệu chứng sau:
- Da xanh xao, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, vẻ mặt hốt hoảng và huyết áp tụt.
- Tử cung mềm nhão, không có sự co hồi tốt.
- Nếu máu chảy sẽ xuất hiện màu đỏ tươi, rỉ ra liên tục.
Giải thích nguyên nhân gây lên hiện tượng băng huyết, bác sĩ Thân Ngọc Tuấn nói: “Thông thường, phụ nữ sau khi sinh mắc bệnh băng huyết do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trọng lượng của thai nhi quá to.
- Sản phụ bị rối loạn đông máu trước đó mà không biết.
- Thời gian chuyển dạ của người mẹ quá dài, nhất là trong trường hợp sinh con đầu lòng.
- Sản phụ đã từng nạo hút thai nhiều lần khiến niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm.
- Sản phụ mang đa thai, nhiễm trùng ối, bị tiểu đường, có bất thường ở nhau thai.
- Chấn thương tầng sinh môn, rách âm đạo rách cổ tử cung…
- Băng huyết sau sinh còn bị ảnh hưởng do áp dụng phương pháp giục sinh không đúng cách”.
Bác sĩ Tuấn cũng cho biết để hạn chế nguy cơ xảy ra băng huyết sau sinh, sản phụ cần:
- Khám và quản lý thai nghén theo định kỳ, đặc biết là sản phụ mang đa thai, đa ối hoặc mẹ thấp bé,...
- Sản phụ cần được xử lý tích cực ở giai đoạn 3 của quá trình chuyển dạ bằng cách: kiếm soát tốt quá trình sổ nhau, đề phòng chảy máu sau sinh,...
- Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng.
- Tránh tình trạng thiếu máu, tránh để thai nhi quá nặng cân.
- Sau sinh, sản phụ phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc nặng nhọc, không lo lắng quá mức.
- Trong thời kỳ hậu sản, phụ nữ nên giữ gìn vùng kín thật sạch sẽ, không đặt bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh nhiễm trùng. Tuyệt đối không thực hiện việc gần gũi chăn gối vợ chồng nếu thấy còn ra sản dịch để tránh nhiễm trùng.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.