Béo phì ở trẻ em là gì?

Không giống với tình trạng thừa cân, béo phì là mối đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe với trẻ em. Nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ cao hơn 95% so với những trẻ khác ở cùng độ tuổi và cùng giới tính thì trẻ được xem là béo phì hoặc có nguy cơ bị béo phì.

Béo phì phổ biến ở trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi 5-6 và giai đoạn thanh thiếu niên, dẫn tới các bệnh mãn tính. Béo phì cũng ảnh hưởng tình trạng sức khỏe ở độ tuổi trưởng thành như khiến trẻ gặp vấn đề về sức khỏe suốt đời, tạo ra các thói quen không lành mạnh.

Béo phì ở trẻ em gây ra nhiều nguy hại về sức khỏe cho trẻ như gây bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư… - Ảnh minh họa: Internet

Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thể chất của trẻ mà còn tác động cả đến sức khỏe tinh thần, khiến trẻ trầm cảm, thiếu tự tin. Tiền sử gia đình, yếu tố tâm lý và lối sống ảnh hưởng đến nguy cơ béo phì trẻ em, trong đó, chế độ ăn nghèo nàn và thiếu các chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính.

Sự thờ ơ và thiếu quan tâm của bố mẹ đến chế độ ăn uống và các hoạt động thể chất khiến trẻ bị tăng cân quá mức. Do đó, thay đổi thói quen ăn uống và thói quen vận động sẽ tránh được nguy cơ bị béo phì ở trẻ. Có thể nói, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát tình trạng béo phì trẻ em và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

Các mẹ đóng vai trò quan trọng để giúp trẻ giảm nguy cơ bị béo phì

Theo một nghiên cứu gần đây do các chuyên gia tại Đại học Harvard tiến hành, các mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ. Nghiên cứu ghi nhận toàn bộ 25.000 ý kiến từ trẻ em và kết luận thói quen từ bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của trẻ.

Lối sống của các mẹ tác động đến khả năng bị béo phì ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Các nhà nghiên cứu cho biết: Kết quả này nhấn mạnh vai trò quan trọng trong lối sống của cha mẹ tác động đến khả năng xảy ra béo phì ở trẻ và nhấn mạnh trợ giúp từ phía gia đình hay các kế hoạch hành động từ phía bố mẹ giúp làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ.

5 thói quen lành mạnh mẹ nên áp dụng để làm giảm béo phì ở trẻ

Nghiên cứu kết luận các bà mẹ có thể giúp trẻ giảm nguy cơ bị béo phì bằng cách khuyến khích trẻ áp dụng 5 thói quen dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Sử dụng đồ uống chứa cồn ở mức vừa phải
  • Không hút thuốc

Các nhà nghiên cứu cho rằng 5 thói quen trên có thể làm giảm nguy cơ bị béo phì của trẻ tới 75% so với những trẻ không áp dụng.

Cụ thể, giảm nhẹ các hoạt động thể chất quá mạnh xuống còn ít nhất 2,5 tiếng mỗi tuần giúp giảm 21%, không hút thuốc giúp tới 31% và sử dụng đồ uống chứa cồn vừa phải giúp giảm 12% về mức độ béo phì.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thói quen của các mẹ dự đoán nguy cơ béo phì của con cái nhiều hơn là thói quen của trẻ. Tuy nhiên, khi cả trẻ và cha mẹ cùng áp dụng lối sống lành mạnh thì nguy cơ béo phì giảm tới gần 82% so với những cặp mẹ con không áp dụng điều này.

Thói quen của các mẹ dự đoán nguy cơ bị béo phì của con cái nhiều hơn là thói quen của chính trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Áp dụng lối sống lành mạnh trước, trong và sau khi sinh con

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì lối sống lành mạnh trước khi phụ nữ mang thai. Nếu đang có ý định có bầu, chị em nên thực hiện các thói quen tốt ít nhất 2 năm trước đó vì điều này là một yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa béo phì cho con cái.

Phụ nữ áp dụng thói quen tốt trước khi mang thai giúp ngăn ngừa béo phì cho trẻ sau này - Ảnh minh họa: Internet

Nghiên cứu cũng ghi nhận rằng lối sống của người mẹ trong giai đoạn nuôi con là quan trọng và tác động đến nguy cơ béo phì của trẻ một cách độc lập so với thời điểm trước khi sinh con.