Dùng chung nhà vệ sinh có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 không?
Các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Australia đưa ra kết luận không có bằng chứng về sự lây truyền qua đường không khí đối với các bệnh truyền nhiễm như Covid-19 trong các nhà vệ sinh.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy nhà vệ sinh công cộng có nguy cơ tiềm ẩn đối với việc lây truyền Covid-19 do khả năng thông gió kém, nhiều người cùng sử dụng và xả nước có thể truyền virus vào không khí.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới do Giáo sư Sotiris Vardoulakis, Đại học Quốc gia Australia, đứng đầu đã điều tra tác động thực sự của việc sử dụng chung phòng vệ sinh trong 18 tháng qua. Nhóm tác giả nhận định không có đủ bằng chứng cho thấy sự lây truyền mầm bệnh qua đường không khí ở nhà vệ sinh chung.
Họ đã đánh giá 38 khảo sát nhằm điều tra nguy cơ lây truyền virus và vi khuẩn ở nhà vệ sinh công cộng. Các nhà khoa học đã tìm hiểu một số phương thức lây truyền có thể xảy ra trong WC bao gồm hít thở, tiếp xúc bề mặt...
Họ tìm thấy một số nguy cơ lây nhiễm từ việc xả nước trong nhà vệ sinh và sử dụng hệ thống làm khô tay. Tuy nhiên, khả năng lan truyền sẽ thấp nếu vệ sinh tay và phòng tắm sạch sẽ.
Theo một nghiên cứu khác của Đại học Florida Atlantic (Mỹ), các hạt khí dung kích cỡ lớn gây ra nguy cơ ở những khu vực thông gió kém. Chúng thường bay hơi nhanh, dẫn đến giảm kích thước và khối lượng hoặc hình thành các giọt bắn nhỏ lơ lửng.
Với nhận định trên, Giáo sư Vardoulakis nhấn mạnh, không có bằng chứng cho thấy nhà vệ sinh chung tác động trực tiếp đến việc lây truyền Covid-19 nhưng các biện pháp phòng ngừa có thể hữu ích.
'Chúng tôi nhận thấy rằng mọi người đang lo lắng về việc sử dụng chung nhà vệ sinh', Giáo sư Vardoulakis thông tin.
'Nhưng nếu bạn giảm thiểu thời gian vào WC, rửa và lau khô tay đúng cách, không sử dụng điện thoại di động, ăn uống thì việc sử dụng chung WC sẽ có nguy cơ thấp'.
Trong khi các giọt bắn hiện được coi là một con đường lây truyền Covid-19, Giáo sư Vardoulakis giải thích, không có bằng chứng điều đó xảy ra ở nhà vệ sinh công cộng trong các nghiên cứu công bố trong năm đầu tiên của đại dịch.
'Có một số lý do khiến rủi ro khi dùng chung nhà vệ sinh thấp: mọi người không ở lâu trong đó và không tương tác với những người khác. Các khí dung bạn có thể hít vào khi xả bồn cầu đến từ chất thải của chính bạn. Nguy cơ lây nhiễm chéo không cao', Giáo sư Vardoulakis nói.
Các mẫu môi trường từ nhà vệ sinh ở các bệnh viện Covid-19 ở Anh, Singapore, Trung Quốc và Italy đã phát hiện ra sự hiện diện của virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, Giáo sư Vardoulakis chỉ ra ô nhiễm khác với lây truyền. Nhóm tác giả đưa ra một loạt các khuyến nghị để giảm ô nhiễm nhà vệ sinh công cộng và các nguy cơ lây truyền.
Các gợi ý bao gồm việc sử dụng cửa điện hoặc lối vào không cửa, đóng nắp bồn cầu trước khi xả…
Việc giảm sử dụng máy sấy tay cũng là một cách để giảm nguy cơ lây truyền. Thay vào đó, mọi người nên sử dụng khăn giấy làm khô tay.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã phát hiện Covid-19 hiếm có khả năng lây lan qua các bề mặt công cộng, dù vậy, việc sát trùng tay thường xuyên vẫn được khuyến khích.
Loại chảo giá rẻ “đầu độc” người dùng vì chứa chất độc hại, đe dọa sức khỏe cả gia đình:...
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người thường chọn mua những chiếc chảo gang giá rẻ mà không biết rằng...
Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng cho nhanh khô không? Vì sao lại không nên?
Trong quá trình sử dụng điều hòa, cục nóng tỏa ra luồng khí khô và nóng. Vì lý do này,...
Ưu nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san
Cốc nguyệt san là một sản phẩm dành cho phái nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và được dùng để...
Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?
Việc phải dừng đỗ xe ngoài trời khiến nhiều người lo ngại bởi đỗ xe dưới trời mưa sẽ làm...