Phụ Nữ Sức Khỏe

Ung thư tuyến giáp, nguyên nhân và cách phát hiện sớm căn bệnh

Ung thư tuyến giáp, căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Bệnh tuy không nguy hiểm như các loại ung thư lớn khác như ung thư phổi, ung thư gan,... nhưng cũng có những tiềm ẩn đáng sợ.

Căn bệnh có thể chữa khỏi nếu như được phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, bạn cần chú ý đến những dấu hiệu sau đây để có thể phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm nhất có thể.

Những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nằm ở vị trí phía trước và dưới cổ. Người ta vẫn thường ví tuyến giáp như cột đèn tín hiệu giao thông điều khiển sự trao đổi chất trong cơ thể. Là một tuyến nội tiết, nên khi tuyến giáp gặp vấn đề, cơ thể sẽ phải chịu hàng loạt những khó khăn như huyết áp, đường ruột, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, stress…vv… Ung thư tuyến giáp có thể nói là căn bệnh đáng sợ nhất của tuyến giáp, khi mắc ung thư tuyến giáp, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì nó có ảnh hưởng nhiều đến tâm lý.

Ung thư tuyến giáp căn bệnh có thể gặp phải ở nam và nữ (Ảnh minh họa: Internet)

Khi bạn cảm thấy khó nuốt

Thực quản cũng nằm ngay dưới khí quản, vì vậy khi khối u tuyến giáp bắt đầu lớn và chèn ép trực tiếp hoặc gián tiếp lên thực quản khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt hoặc đau nghẹn khi ăn, uống.

Có khối u lạ ở cổ

Tuyến giáp nằm ngay ở trước cổ vì thế bạn rất dễ dàng phát hiện sự bất thường ở bộ phận này. Nếu thấy một khối u ở trước cổ hoặc dưới yết hầu trong vài tuần mà không biến mất, bạn nên theo dõi sự hoạt động của nó. Đối với khối u lành tính sẽ trôi xuống mỗi lúc bạn nuốt, còn đối với khối u ác tính sẽ nằm yên không di chuyển.

Giọng nói bắt đầu thay đổi

Hộp âm thanh thường nằm ở tuyến giáp, vì vậy khi cơ quan này bị ảnh hưởng giọng nói của bạn cũng sẽ bị khàn theo.

Một số nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp

Hệ miễn dịch bị rối loạn

Hệ miễn dịch rối loạn có thể gây ung thư tuyến giáp (Ảnh minh họa: Internet)

Đây được xem là nguyên nhân đầu tiên gây nên căn bệnh nguy hiểm này. Đối với những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch có tác dụng sản xuất ra các kháng thể có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây hại. Nhưng khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn, chức năng đó sẽ bị suy giảm tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể, trong đó bao gồm cả tuyến giáp.

Việc hệ miễn dịch bị rối loạn không chỉ là nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp mà còn để lại nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Thay đổi hooc môn

Bệnh nhân mắc căn bệnh này chủ yếu nằm trong độ tuổi 30-50 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Sự chênh lệch này là do yếu tố hoóc môn đặc thù ở phụ nữ và quá trình mang thai đã kích thích quá trình hình thành bướu giáp và hạch tuyến giáp. Hoặc trong giai đoạn sau sinh, nhiều phụ nữ bị viêm tuyến giáp sau sinh, điều này cũng là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể gây suy giáp tạm thời ở phụ nữ sau thời kỳ thai nghén.

Yếu tố di truyền

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em,...) đã từng mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được gen nào dẫn tới sự di truyền này. Vì vậy, nếu gia đình có người bệnh bạn nên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần để có thể phát hiện ra bệnh càng sớm càng tốt.

Thủy Mặc (TH)

Tin liên quan

BS Trương Hữu Khanh giải đáp thắc mắc: Tiêm trộn vắc xin có bị 'hành' nhiều hơn, kháng thể yếu...

Việc "tiêm trộn" vắc xin của hai hãng khác nhau khiến nhiều người lo ngại về phản ứng, tác dụng...

Tiêm đủ 2 liều vaccine vẫn có thể mắc Covid-19, có 10% trong số đó tử vong: BS chỉ ra...

Khi đã tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19, cơ thể sẽ được bảo vệ, nếu nhiễm bệnh sẽ nhẹ, không...

7 thực phẩm nuôi lớn khối u, làm hại tử cung, phụ nữ đừng dại ăn nhiều

Thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm này không có lợi cho sức khỏe của chị em.

Sự khác biệt giữa sốt sau tiêm vắc xin với sốt do bệnh, chủ quan coi chừng cứu không kịp

Sốt sau khi tiêm vắc xin là hiện tượng không hiếm gặp nhưng rất dễ nhầm lẫn với sốt do...

Bao giờ có vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em?

Không chỉ có người lớn, trẻ nhỏ cũng là đối tượng cần được tiêm phòng vắc xin để phòng chống...

2 yếu tố khiến F0 khỏi bệnh vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần, lây virus cho người khác

F0 khỏi bệnh hoàn toàn có nguy cơ tái nhiễm dù tỷ lệ không cao. Họ cũng có thể trở...

Có nên tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho trẻ em hay không?

Đây là băn khoăn, lo lắng của rất nhiều phụ huynh với sức khỏe của con em mình khi liên...

Tin mới nhất

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

14 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

14 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

14 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

18 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

18 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

23 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

23 giờ trước

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử vì giận chồng

1 ngày 11 giờ trước

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình