Đổi vị bữa ăn dặm của bé bằng món bánh bao mẹ tự làm theo cách đơn giản
Để bé hay ăn chóng lớn trong độ tuổi ăn dặm, nhiều bà mẹ thường tìm tòi những món ăn hấp dẫn, kích thích vị giác bé khi ăn. Những cách làm bánh bao đơn giản tại nhà dưới đây là một trong số rất nhiều gợi ý giúp mẹ dễ dàng đổi vị món ăn dặm cho con mỗi ngày.
Cách làm bánh bao cho bé ăn dặm
Bánh bao nhân thịt
Nguyên liệu:
- Thịt nạc vai băm nhuyễn: 200g
- Mộc nhĩ ngâm nở: 100g
- Trứng gà luộc cắt múi cau hoặc trứng cút luộc
- Hành lá, tiêu, đường, bột nêm, dầu hào, gia vị.
Thực hiện:
Bước 1: Làm vỏ bánh bao
- Mẹ hòa tan đường vào nước ấm nhiệt độ 35 độ C. Trộn men cùng nước, để khoảng 5 phút.
- Cho bột mì vào tô to, đổ nước men đã pha vào, khuấy đều. Sau đó nhào hỗn hợp bột thật mịn và để yên khoảng 1 giờ đồng hồ cho bột nở.
Bước 2: Làm nhân bánh bao
- Lần lượt trộn mộc nhĩ, hành tây, hành lá và nêm gia vị vừa ăn.
- Chuẩn bị một lượng nhỏ thịt, trứng cút, trứng gà vào giữa rồi vo viên tròn.
- Phần vỏ bánh sau khi cán dẹt cho từng viên thịt vào giữa và bao lại. Đem bánh đi hấp cho đến khi bánh chín, dậy mùi thơm.
Bánh bao cuộn sữa khoai lang tím
Nguyên liệu:
- Bột mì hữu cơ: 130g
- Men nở: 4g
- Sữa công thức: 80ml
- Muối và đường
- Dầu ăn
- Khoai lang tím
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế khoai lang tím
Khoai lang tím rửa sạch, gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn.
Bước 2: Làm phần vỏ bánh màu tím:
Mẹ lần lượt cho khoai lang tím, 50g bột mì, 2g men nở, đường, muối vào âu rồi trộn đều. Rót từ từ sữa công thức vào. Dùng tay nhào bột thật mịn đến khi được khối mềm không dính tay. Ủ bột làm bánh từ 1,5 – 2 giờ.
Bước 3: Làm phần vỏ bánh màu trắng
Tận dụng số bột và men còn lại, mẹ đem làm phần vỏ trắng. Thêm đường, muối để vỏ bánh thêm đậm đà. Ủ bột từ 1,5 – 2 giờ tương tự như phần vỏ bánh màu tím.
Bước 4: Nặn bánh, hấp bánh
Hai phần vỏ bột sau khi ủ mẹ đem ra thêm mỗi phần một muỗng cà phê dần ăn rồi tiếp tục nhào bột. Tiếp tục ủ bột trong khoảng 45 phút. Sau đó lấy bột ra cán mỏng, khéo léo xếp hai loại bột chồng lên nhau và cuộn lại như gói nem, đem cắt khúc và hấp chín.
Bánh sau khi hấp có mùi thơm và màu sắc bắt mắt. Mẹ xếp ra đĩa và cho bé thưởng thức.
Bánh bao nhân sữa phô mai
Nguyên liệu làm vỏ bánh:
- Bột mì: 350g
- Men nở: 10g
- Đường: 100g
- Muối: 10g
Nguyên liệu làm nhân bánh:
- Sữa tươi: 100ml
- Phô mai: 150g
- Bột bắp : 40g
- Vani, muối, đường
Thực hiện :
Bước 1: Mẹ hòa men nở cùng sữa tươi, thêm ít đường, khuấy đều.
Bước 2: Chuẩn bị một chiếc âu làm bánh thật khô, cho bột mì, đường, muối vào trộn đều. Sau đó cho hỗn hợp men nở chuẩn bị ở bước 1 vào cùng.
Dùng tay sạch nhào bột đến khi các nguyên liệu đồng nhất, bột kết thành khối mềm, mịn. Thời gian nhào bột trung bình từ 20 – 25 phút. Giai đoạn này, mẹ có thể sử dụng một số màu thực phẩm để pha giúp bánh có nhiều màu sắc.
Bước 3: Cắt nhỏ phần bột đã nhào thành từng viên bột, trọng lượng 30 – 35g, cho vào khay. Để bột nghỉ khoảng 1 giờ đồng hồ.
Bước 4: Mẹ tiếp tục làm nhân bánh bằng cách cho lần lượt phô mai, đường, muối vào nồi khuấy đều. Thêm sữa tươi, bột bắp vào tiếp tục quấy cho hỗn hợp đồng nhất. Sau cùng thêm vani vào nếm cho vừa miệng.
Bước 5: Bột bánh bao đã ủ đem ra ấn dẹt, cho nhân phô mai vào giữa rồi lăn bánh, vo tròn. Cho toàn bộ bánh vào nồi, đem hấp khoảng 30 phút thì bánh bao chín. Bánh sau khi chín mẹ có thể trang trí màu sắc và hoa văn tùy sở thích của bé.
Chúc các mẹ thành công với cách làm các món bánh bao cho bé ăn dặm đơn giản, thơm ngon!
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.