Đố bạn, khi khát có nên uống một ly sữa không?
Chúng ta có nhiều lựa chọn loại nước uống để giải cơn khát. Nhiều người thấy không gì bằng một chai nước suối, có người lại lựa chọn bia, hoặc nước ngọt (và phải có gas nữa!).
Nhưng, phần lớn các thức nước này chỉ làm bạn đã cổ họng và đỡ khát ngay thời điểm đó mà không giữ nước trong cơ thể lâu.
Có nghĩa là, mỗi loại nước khi hấp thụ vào cơ thể sẽ có những phản ứng hydrat hóa khác nhau. Theo đó, khoảng cách giữa các lần khát nước cũng nhanh chậm khác nhau.
Một nghiên cứu của Đại học St. Andrew (Scotland) cho thấy trong khi loại đồ uống phổ biến như nước (lọc, suối, khoáng) có tốc độ hydrat hóa nhanh chóng khi vào cơ thể, nhưng đồ uống có một chút đường, chất béo hoặc đạm thậm chí còn làm tốt việc giúp cơ thể giữ nước lâu hơn.
Theo giáo sư Ronald Maughan, hydrat là trạng thái mà các chất điện phân giữ nước, giúp cho cơ thể không bị thiếu hụt nước một cách nhanh chóng. Thế nên, lý do mấu chốt nằm ở cách cơ thể phản ứng với đồ uống. Bạn càng uống nhiều, thức uống sẽ thoát ra khỏi dạ dày, được hấp thụ vào máu và giúp cơ thể giữ nước càng nhanh.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình hydrat nước liên quan đến thành phần dinh dưỡng của đồ uống tốt như thế nào. Ví dụ, sữa giữ nước nhanh và lâu hơn nước lọc bình thường vì nó có chứa đường lactose, một số đạm và một số chất béo. Những chất này đều có tác dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của dạ dày và giữ cho quá trình hydrat hóa xảy ra trong một thời gian dài hơn.
Thành phần natri trong sữa khi vào dạ dày và thẩm thấu trong máu đến các cơ quan bài tiết cũng làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu.
Một vài loại nước để bù nước cho các trường hợp điều trị tiêu chảy có chứa một lượng nhỏ đường, cũng như natri và kali, cũng có thể giúp giữ nước trong cơ thể lâu hơn.
Sữa tốt, nhưng có nên dùng khi khát không?
Không phải cứ khát là chọn sữa hoặc nước có đường như nước ép trái cây, sinh tố, nước ngọt có ga… Những loại nước này có thể giữ nước lâu hơn nước lọc nhưng đó là chỉ "chỉ có một chút đường".
Thực tế các loại nước ngọt hiện này có nhiều đường hơn mức cho phép. Khi vào hệ tiêu hóa và thẩm thấu trong máu, nồng độ đường rất cao trong các loại nước này sẽ "hút nước" từ khắp các cơ quan đến ruột để làm loãng đường.
"Nếu phải chọn lựa giữa nước ngọt và nước lọc, hãy chọn nước lọc. Lúc này đừng quan tâm đến quá trình hydrat hóa đồ uống", giáo sư Ronald Maughan nói.
Thận và gan cần nước để loại bỏ độc tố trong cơ thể. Nước cũng đóng vai trò chính trong việc duy trì độ đàn hồi và mềm mại của da; giữ cho các khớp hoạt động tốt và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...