1. Tìm hiểu sự hình thành của tổ yến

Chim yến có hình dáng gần giống với chim én thường sinh sống ở những nơi có vách đá trên các đảo ven biển. Các ngón chân chim yến có màng nên có thể bơi được trên mặt nước để kiếm ăn với các nguồn thức ăn là các loại cá, côn trùng và các sinh vật nhỏ sống ở biển. Chúng sử dụng nước bọt của mình để làm tổ trên cách vách đá cheo leo. 

Tổ của con chim yến gọi là yến sào, theo nghĩa Hán Việt từ "yến" - con chim yến, "sào" - cái tổ. Yến sào thường có hình chén bổ đôi, được làm từ nước dãi của chim yến trống và chim yến mái. Nước dãi của chim yến khi tiếp xúc với không khí sẽ bị đông cứng lại. Đây là một hợp chất hữu cơ quý hiếm từ thiên nhiên, chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất dễ hấp thụ, tác dụng của tổ yến vô cùng tốt cho sức khỏe của con người.

Tổ của con chim yến gọi là yến sào, được làm từ nước dãi của chim yến - Ảnh minh họa: Internet

Ở Việt Nam, loài chim này thường sống ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Côn Đảo,... Mùa thu hoạch yến sào có hai vụ là tháng 4 và tháng 8 hàng năm. Bên cạnh việc thu hoạch yến sào tự nhiên thì hiện nay người ta đã áp dụng mô hình nuôi yến trong nhà ở các tỉnh Tiền Giang, Phú Quốc, Cần Giờ, các tỉnh ven biển,...

2. Thành phần dinh dưỡng của yến sào

Theo các nghiên cứu khoa học, yến sào chứa hàm lượng protein cao từ 45-55%, trong đó có khoảng 18 loại axit amin:

- Một số axit amin với lượng aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có khả năng tái tạo tế bào cơ, các mô, biểu bì...

- Một số axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalamine (4,50%) giúp tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng khả năng hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời.

- Các chất tyrosine và acid syalic (8,6%) giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng khi bị nhiễm xạ hay tổn thương. 

- Lượng glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp tốt cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp,...

Ngoài ra, yến sào còn chứa 31 nguyên tố đa vi lượng rất cần tiết cho sự phát triển của trẻ, bồi bổ sức khỏe cho người già. Đặc biệt với những người mới ốm dậy thì tác dụng của tổ yến với cơ thể là vô cùng tuyệt vời.

Tổ yến chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

3. Phân loại các loại yến sào hiện nay

Tùy vào thời điểm khai thác tổ yến mà người ta phân chia yến sào thành các loại khác nhau theo giá trị từ thấp đến cao. Phổ biến với 3 loại như sau:

Mao yến: Có màu xám tro, nhiều lông. Đây là tổ chim yến làm đầu tiên để đẻ trứng, có hình cong bán nguyệt, dài từ 6-10cm, rộng 3-5cm. Bên trong tổ có bám đá sợi xơ sần sùi, mặt ngoài cong hình sóng lượng. Mao yến cứng, giòn, dễ gãy vỡ, nặng chừng 10gr. Loại này có giá trị thấp.

Bạch yến: Còn gọi là quang yến, có màu trắng tinh, trong suốt, thỉnh thoảng có lẫn lông, hình dáng như mao yến. Đây là tổ được làm lần 2 khi chim yến bị lấy tổ lần đầu. Loại này có giá trị tốt.

Bạch yến - Ảnh minh họa: Internet

Huyết yến: Có hình thức, hình dáng như bạch yến, chỉ khác ở điểm xuất hiện một số sợi xơ màu tiết đỏ nâu. Người ta cho rằng do thời gian gấp gáp, chim yến mẹ nhả dãi không đủ, phải dốc toàn lực để làm tổ nên bị xuất huyết. Loại này rất quý và hiếm nên đắt nhất trong các loại.

Huyết yến - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, tổ yến còn được phân loại dựa vào màu sắc với các loại như yến thiên màu vàng ngà, trắng (loại 1), yến địa màu xám, xù xì, màu tro (loại 2), yến bài để chỉ tổ yến đang làm dang dở (loại 3).

4. Những tác dụng của yến sào với từng đối tượng

Với những thành phần dinh dưỡng tuyệt vời, tác dụng của tổ yến được ví như thần dược thiên nhiên quý giá giúp bồi bổ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, tăng cường trao đổi chất, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, dưỡng da, làm đẹp,... 

Tùy vào từng đối tượng mà yến sào mang lại những công dụng về sức khỏe khác nhau:

Tác dụng của tổ yến với trẻ em

Đối với trẻ em, sử dụng yến sào đúng cách, đúng liều lượng sẽ cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Không chỉ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, yến sào còn giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa, tăng cường sức đề kháng, ít bệnh tật,...

Giúp trẻ ăn ngon, hấp thu tốt là một trong những tác dụng của tổ yến với trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của tổ yến đối với người già, người bệnh

Trong tổ yến có chứa nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sự hồi phục sức khỏe và bồi dưỡng thể chất. Các dưỡng chất như canxi, chất sắt và các nguyên tố mangan, brôm, đồng, kẽm trong yến sào giúp tăng cường trí nhớ, tốt cho hệ thần kinh. Bên cạnh đó, tác dụng của tổ yến với hệ tiêu hóa của người già cũng được đánh giá cao.

Đặc biệt, những người mới ốm dậy, cần hồi phục sức khỏe nên sử dụng tổ yến. Vì tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào với hai yếu tố chính là glyco và protein (45 - 55%) cung cấp nhiều dưỡng chất, giúp sức khỏe mau chóng hồi phục.

Tác dụng của tổ yến với người già, người bệnh cần hồi phục sức khỏe  - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của tổ yến với nam giới

Trong tổ yến có chứa chất axit amin menthinine có tác dụng chữa viêm khớp, bệnh gan, rối loạn ham muốn hiệu quả. Theo các chuyên gia, chất này rất có lợi với sức khỏe tình dục của nam giới cũng như nữ giới và được xem là dược phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục, nhất là bệnh liệt dương, lãnh cảm.

Tác dụng của tổ yến đối với phụ nữ

Chất threonine có trong yến sào sẽ giúp hình thành lượng collagen và elastin trong cơ thể. Đây là hai chất đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo da, kết hợp với glycerin giúp ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn, chống lão hóa, ngăn ngừa mụn, tàn nhang, vết nám. Từ đó giúp các chị em sở hữu làn da mịn màng, tươi trẻ, đầy sức sống.

Tác dụng của tổ yến với bà bầu

Bà bầu sử dụng yến sào sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng ốm nghén khó chịu, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích ăn ngon, ngủ ngon hơn, Bên cạnh đó, các axit amin tryptophan trong yến sào còn có tác dụng chống trầm cảm, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Bà bầu sử dụng yến sào sẽ giảm các triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi, ăn ngon, ngủ sâu - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của tổ yến với thai nhi

Trong thời gian mang thai, bà bầu sử dụng yến sào sẽ tăng sức đề kháng giảm thiểu tỉ lệ biến chứng, bệnh vặt thai kỳ như cảm, ho,... Từ đó giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, tác dụng của tổ yến với thai nhi còn thể hiện qua việc cung cấp lượng valine và glycine hỗ trợ phát triển hoạt động của não bộ, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh. 

5. Liều lượng thích hợp để phát huy tác dụng của tổ yến cho từng đối tượng

Đối với trẻ em

- Dưới 1 tuổi: Ở giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của trẻ nên bạn không nên cho trẻ sử dụng tổ yến.

- Từ 1-3 tuổi: Có thể dùng tổ yến với liều lượng nhất định. Bạn có thể xay yến với sữa để bé uống. Tác dụng của tổ yến sẽ giúp bé củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật và ăn ngon ngủ tốt hơn.

Liều dùng: Tháng đầu tiên cho bé dùng mỗi ngày 1/4 chén mỗi ngày. Từ tháng thứ hai trở đi mỗi lần 1/4 chén, 2 ngày/lần.

- Từ 3-10 tuổi: Các chất dinh dưỡng có trong tổ yến sẽ giúp trẻ tăng cường miễn dịch, phát triền chiều cao và thể chất tối ưu.

Liều dùng: Tháng đầu tiên mỗi ngày 1/2 chén. Tháng thứ hai mỗi lần 1/2 chén, 2 ngày/lần. Tháng thứ ba trở đi mỗi lần 1/2 chén, 3 ngày/lần.

Dùng với liều lượng thích hợp cho từng đối tượng sẽ phát huy tác dụng của tổ yến - Ảnh minh họa: Internet

Đối với người bệnh và người già

Ở tháng đầu tiên, nên dùng mỗi ngày 1 chén. Tháng thứ 2 mỗi lần 1 chén, 1 ngày/lần. Từ tháng thứ ba trở đi, mỗi lần dùng 1 chén, 3 ngày/lần.

Đối với nam giới

Để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng và tăng cường sinh lý, nam giới có thể bổ sung yến sào 3 lần/tuần.

Đối với phụ nữ

Phụ nữ từ độ tuổi 30-35 tuổi xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. Vì vậy sử dụng yến sào sẽ giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, tái tạo tế bào da, giúp da dẻ mịn màng, hồng hào. Ngoài ra, tác dụng của tổ yến còn giúp chị em giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngủ sâu giấc hơn,...

Liều dùng: Hai tháng đầu tiên mỗi ngày dùng 1 chén. Từ tháng thứ ba trở đi mỗi lần dùng 1 chén, 2 ngày/lần.

Tổ yến có thể chưng với đường phèn, hạt sen, táo tàu rất ngon, bổ dưỡng  - Ảnh minh họa: Internet

Đối với phụ nữ đang mang thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên sử dụng yến. Từ tháng thứ 4, có thể dùng mỗi ngày 1 chén. Tháng thứ 5 đến sau khi sinh 6 tháng, mỗi lần dùng 1 chén, 2 ngày/lần. Tháng thứ 7 đến sau khi sinh, mỗi lần 1 chén, 3 ngày/lần.