Dịch sởi làm chết hơn 100 trẻ năm 2014 có thể quay trở lại
Chiều 9-10, tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết trong chín tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận hơn 61.800 trường hợp mắc tay-chân-miệng (TCM) tại 63 tỉnh, thành. Trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện, sáu trường hợp tử vong tại năm tỉnh, thành khu vực phía Nam.
Ngoài dịch bệnh TCM, hiện sởi và sốt xuất huyết (SXH) cũng đang là nỗi lo của cộng đồng. Tích lũy chín tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 2.942 ca sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố. Trong đó có 1.093 ca dương tính tại 40 tỉnh, thành phố, với một ca tử vong tại Hưng Yên (bệnh nhân có bệnh lý nền viêm phổi kéo dài). So với năm 2017, số ca mắc sốt phát ban tăng 10,2 lần với các ca mắc lẻ tẻ, tản phát, không thành ổ dịch lớn.
Bệnh SXH trong những tuần gần đây có xu hướng tăng nhẹ do miền Nam đã bắt đầu vào mùa mưa. Tích lũy chín tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2017, số ca mắc giảm 53,6%, số ca tử vong giảm 22 trường hợp.
Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, tình hình dịch bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Bộ Y tế. “Đáng chú ý nhất là ba loại bệnh hay gặp nhất trong mùa đông xuân là bệnh TCM, sởi và SXH" - ông Tấn cho hay.
Trước thông tin về việc virus gây bệnh TCM đã biến chủng, biến đổi kiểu gen để tạo thành virus mới nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, khẳng định các type virus gây bệnh TCM ở nước ta hiện nay chủ yếu là EV71 (chiếm 21%).
“EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới năm tuổi. Hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của virus gây bệnh TCM ở Việt Nam” - PGS-TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
PGS-TS Trần Đắc Phu thông tin thêm các dịch bệnh đến thời điểm này không diễn biến bất thường mà đều được dự báo, như dịch TCM bắt đầu gia tăng vào thời điểm tựu trường. Sởi cũng không có như 2014-2015 vì chúng ta cũng đã có kinh nghiệm, bài học. Tuy nhiên, ông Phu bày tỏ lo ngại về việc dịch sởi có thể lặp lại “kịch bản” như năm 2014 nếu các cơ quan chức năng, cơ sở y tế và người dân không quyết liệt trong công tác tiêm chủng, phòng ngừa.
“Nếu nước ta không quyết liệt dịch sẽ quay trở lại nặng nề như năm 2014. Bởi dù số lượng tiêm vaccine sởi đạt đến 90%, chỉ 10% còn sót không tiêm chủng, tích lũy trong 4-5 năm số trẻ không được tiêm đã gần bằng số trẻ sinh ra trong một năm và đây chính là yếu tố khiến sởi xảy ra" - PGS Phu giải thích.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...