Dịch sởi bùng phát trở lại, cha mẹ cần phòng ngừa cho trẻ thế nào cho đúng cách?
Dấu hiệu trẻ bị bệnh sởi?
Bệnh sởi hay còn gọi là bệnh ban đỏ, là một dạng bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Theo nghiên cứu, có khoảng 21 chủng virus gây bệnh sởi.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết bệnh sởi có tốc độ lây lan nhanh chóng, chủ yếu lây qua đường hô hấp. Trẻ bị sởi khi ho và hắt hơi sẽ phát tán rất nhiều virus sởi qua ngoài không khí.
Ngoài dấu hiệu sốt cao dần, ho, sổ mũi nhiều, trẻ bị sởi còn có hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi, viêm kết mạc, loét miệng. Trẻ trở nên nhạy cảm với ánh sáng hoặc sợ ánh sáng, cơ thể mệt mỏi.
Các nốt ban đỏ thường xuất hiện từ 2 – 3 ngày sau khi trẻ sốt. Vết ban nổi dần từ mặt xuống chân. Khi phát ban, cơ thể trẻ vẫn còn sốt cao, ho nhiều kèm tiêu chảy.
Nguyên nhân trẻ bị sởi có thể xuất phát từ quá trình tiếp xúc với virus sởi trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh sởi.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết bệnh sởi gây ra nhiều biến chứng. Trẻ càng nhỏ, càng dễ mắc các biến chứng như viêm phổi, viêm tai, đi tiêu ra máu, viêm não, thời gian dài trẻ dễ bị suy dinh dưỡng còi cọc.
Chăm sóc trẻ bị bệnh sởi như thế nào?
Trẻ mắc bệnh sởi cần được cách ly ít nhất 4 ngày sau khi nổi ban đỏ. Hiện nay, y học vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nhằm kháng lại virus sởi.
Trường hợp trẻ không bị biến chứng khi bị sởi, bé sẽ được chỉ định nghỉ ngơi hoàn toàn, bổ sung đủ nước (sữa mẹ, nước lọc, nước trái cây, nước canh, súp rau củ…) nhằm tránh nguy cơ mất nước có thể xảy ra.
Khi chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ cần chú ý giữ nhiệt độ trong phòng ở mức vừa phải, độ ẩm thích hợp nhằm hạn chế những cơn ho. Vệ sinh cơ thể, mắt, tai hàng ngày nhằm tránh nhiễm khuẩn do virus.
Trường hợp trẻ gặp một số biến chứng khi bị sởi như biến chứng về mắt, tiêu chảy, viêm tai giữa, loét miệng, viêm phổi, khó thở, mất nước, cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Cách phòng bệnh sởi ở trẻ em
Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh việc phòng bệnh sởi đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch chính là cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhất.
Cha mẹ cần lưu ý không bỏ mũi tiêm phòng sởi đơn khi trẻ được 9 tháng tuổi. Nếu trẻ bệnh không chích được, cha mẹ nên cho trẻ chích bổ sung càng sớm càng tốt.
Một số cơ sở có tiêm mũi vắc xin 3 trong 1 (MMR) khi trẻ được 9 tháng, cha mẹ có thể cho trẻ tiêm. Tuy nhiên cần nhắc lại lần nữa khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi.
Sau khi chích mũi vắc xin sởi đơn, cha mẹ nên cho trẻ tiêm mũi 3 trong 1 để phòng thêm bệnh quai bị và rubella. Tiếp đến, nên nhắc lại mũi 3 trong 1 trong giai đoạn từ 1 – 5 tuổi khi trẻ đi học mẫu giáo.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh thông tin trẻ 18 tháng, chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay có mũi tiêm 2 trong 1 để nhắc bệnh sởi và phòng ngừa bệnh rubella. Hiện nay, mốt số cơ sở như trường học, trạm y tế thường có chương trình tiêm sởi cho trẻ từ 1 – 5 tuổi.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...