Đề xuất không gọi học trò là 'con': Không ai ép học sinh phải xưng 'con'
Nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân vừa nêu quan điểm việc yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là "con". Ông Ân đồng thời đề xuất với Bộ GD&ĐT thống nhất các ngôi nhân xưng giữa thầy cô với học sinh ở các cấp học. Đề xuất của ông Ân gây luồng tranh cãi trái chiều, nhưng nhiều giáo viên và phụ huynh lại không đồng tình với quan điểm này.
Phụ huynh không ủng hộ
Phụ huynh Trần Thị Thu (Hoàng Mai, Hà Nội) cho rằng, khi nghe thầy cô xưng hô với con mình là "cô - con" chị có cảm giác ấm áp và tin tưởng hơn so với cách gọi "cô - em". Giáo viên gọi "con" không phải là thiếu tôn trọng hay "cướp" công sinh thành với bố mẹ của học sinh, mà cách gọi này đơn giản chỉ để thể hiện sự gắn bó, gần gũi với trò.
"Giáo viên thay đổi cách xưng hô, gọi học sinh là "các bạn", "anh/chị" và xưng "tôi" sẽ khiến tôi cảm giác thiếu thiện chí, vô cùng xa lạ. Khi giảng bài, nghe cách giáo viên gọi học sinh là anh A, chị B… tôi không thấy thích thú lắm. Thậm chí việc xưng hô này còn khiến nhiều học trò thấy khoảng cách, khó tâm sự, chia sẻ với thầy cô", vị phụ huynh nói.
Theo chị Thu, không nên nghiêm cấm giáo viên gọi học trò bằng "con", hãy để thầy cô, các con tự lựa học cách thức biểu đạt, miễn sao trong giới hạn và không mất đi sự tôn trọng cần thiết.
Cùng quan điểm, chị Phạm Bích Trâm (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bày tỏ, giáo viên mầm non và tiểu học thường xưng hô với học sinh là con nhằm tạo sự thân thiện, dễ dàng liên kết trong quá trình học tập. Trước đây, chúng ta ít gặp những kiểu xưng hô như vậy, nhưng hiện nay cách gọi này ngày càng phổ biến.
"Đây là điểm tiến bộ, không lệch lạc đạo đức, không đi trái quy định thì không nên bài xích. Chúng ta đang hướng đến môi trường giáo dục hạnh phúc, vậy thì xưng hô sao cho trẻ thấy thoải mái nhất và đúng với khẩu hiệu "cô giáo như mẹ hiền", "ở trường như ở nhà" là được", chị Trâm nói.
Chúng tôi không muốn thay thế vị trí của ai trong lòng học trò. Do đó, việc xưng hô này không nên làm lớn chuyện.
Cô Nguyễn Thị Mỹ Lan
Anh Nguyễn Văn Bằng (Kiến Xương, Thái Bình) cho rằng, giáo viên gọi bằng "con" không sai và mang ý nghĩa tình thương yêu rất lớn. Trong giáo dục không nên quá cứng nhắc theo các quy chuẩn mà quên đi tình cảm, tình yêu thương giữa học trò với thầy cô giáo.
"Chúng ta có thể điều chỉnh với học sinh THCS, THPT, sinh viên xưng hô "cô/thầy- em", còn với trẻ bậc tiểu học, mầm non nên giữ nguyên. Mặt khác, những người thầy lớn tuổi nói chuyện với học trò nhỏ hơn 20, 30 tuổi thậm chí 40, 50 tuổi thì việc gọi trò bằng "con" là hoàn toàn bình thường và đáng trân quý. Khi đó, thầy cô coi học sinh như con cái trong nhà, đã là con trong nhà thì ba mẹ đều yêu quý và chăm lo. Do đó, đề xuất thay đổi của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân là hoàn toàn không cần thiết trong bối cảnh giáo dục hiện nay", vị phụ huynh chia sẻ.
Linh hoạt trong xưng hô
Cô Nguyễn Thị Mỹ Lan, trường Tiểu học Chu Văn, Hà Nội cho rằng, việc xưng hô "cô - con", "cô - trò" không quá quan trọng và không bắt buộc ở các trường. Từ trước đến nay, ở bậc mầm non và tiểu học vẫn luật bất thành văn gọi học trò là con vì muốn tăng thêm sự gần gũi, tình cảm yêu thương như người thân trong gia đình. Điều này giúp trẻ thấy thoải mái hơn khi xa rời bố mẹ để đến trường học.
"Chúng tôi không muốn thay thế vị trí của ai trong lòng học trò. Do đó, việc xưng hô này không nên làm lớn chuyện. Tuỳ vào hoàn cảnh thực tế và mục đích giáo tiếp mà biểu thị", cô Lan nói.
Đồng quan điểm, thầy Trần Đức Nam, trường THCS Minh Khai (Hà Nội) bày tỏ, cách xưng hô trong trường học không nên quá cứng nhắc. Việc xưng hô "con" hay "em" hoặc "tôi" không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, điều quan trọng là tình cảm giữa thầy và trò.
Việc xưng hô trong nhà trường, cụ thể là trong lớp học, nên để giáo viên và học sinh tự quyết định. Họ sẽ tự biết thế nào là hợp lý và tốt nhất cho giờ dạy và để đạt được hiệu quả giáo dục.
"Trước đây, đi học thầy cô vẫn "mắng yêu" gọi học sinh của mình là các anh chị xưng tôi hoặc chúng mày, tụi bay... Điều đó không ảnh hưởng gì đến chất lượng giáo dục hay sự hội nhập. Thậm chí ở góc độ nào đó còn gia tăng tình cảm, sự vui vẻ trong môi trường giáo dục", thầy Nam nói và cho rằng giáo dục con người ngoài các kiến thức thì sự yêu thương là không thể thiếu.
Cô Nguyễn Tùng Vân, giáo viên dạy Văn một trường THCS ở Hà Nội cho hay: “Dù là mối quan hệ xã hội nào, cách xưng hô sao cho cả 2 bên đều cảm thấy thoải mái là được. Không nhà trường, thầy cô nào ép các học sinh phải xưng con. Học sinh có thể xưng tôi nếu muốn. Tôi chắc chắn rằng, không có học sinh nào bị đuổi học vì xưng “tôi” với thầy cô".
Cô Vân chia sẻ thêm: “Cách xưng hô ở Việt Nam không nằm trong nội hàm của từ ngữ, mà nằm trong bản chất của các mối quan hệ. Xưng hô có thể thay đổi, phụ thuộc vào đối tượng, quan hệ, vị thế... miễn sao đạt hiệu quả giao tiếp. Kể cả trong cơ quan, người đáng tuổi chú thì phải gọi là chú, mà “chú - cháu” cũng là quan hệ gia đình - nếu theo phân tích của nhà nghiên cứu. Anh/chị/em cũng vừa là quan hệ gia đình, vừa là quan hệ xã hội, vậy phân biệt bằng cách nào?"
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...