Đây là loại rau nấu canh ngon nhưng hạn chế hoặc không nên nêm muối nếu không muốn hấp thụ nhiều natri, hại tim mạch
Rau cải cúc (còn được gọi là tần ô), phát triển vào mùa lạnh. Trong cải cúc có chứa protid, glucid, lipid và nhiều loại vitamin A, B, C… Với đặc điểm là loại rau dễ trồng và ít sâu bệnh nhất, nên cải cúc rất lành tính.
Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát. Với những đặc tính không độc, vị ngọt, tính mát, thơm, hơi đắng và the, theo đông y, rau cải cúc có công dụng bình can bổ thận, lưu thông khí huyết, trị chứng mất ngủ, tiểu tiện nhiều lần, ho nhiều đờm, chứng bất an, hồi hộp, hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ.
Thế nhưng, khi chế biến món ăn từ rau cải cúc chúng ta phải đặc biệt lưu ý. Hàm lượng natri trong rau cải cúc khá cao, rau có mùi vị độc đáo, đa năng nhưng đối với người già huyết áp cao nên ăn ít. Đặc biệt khi nấu ăn, mọi người nên dùng càng ít muối càng tốt. Rau cải cúc chứa 161mg natri trên 100g muối, nếu ăn thường xuyên theo cách này, tim mạch cũng bị hại rất nhiều.
Muối ăn, được biết đến về mặt hóa học là natri clorua, được tạo thành từ 40% natri. Người ta ước tính rằng ít nhất một nửa số người bị tăng huyết áp có huyết áp bị ảnh hưởng bởi việc tiêu thụ natri - có nghĩa là họ nhạy cảm với muối. Bên cạnh đó, nguy cơ nhạy cảm với muối của bạn tăng lên theo tuổi tác.
Lượng tiêu thụ natri hàng ngày được khuyên dùng là 2.300 mg - hoặc khoảng 1 thìa cà phê muối. Tuy nhiên, lượng natri trung bình hàng ngày ở một số quốc gia cao hơn quy định. Đơn cử là Mỹ với 3.400 mg - cao hơn nhiều so với giới hạn trên được khuyến nghị.
Natri được thêm vào thực phẩm để tạo hương vị và là một phần của một số chất bảo quản và phụ gia thực phẩm. Thông thường trái cây và rau quả là những thực phẩm có chứa ít natri. Tuy nhiên, có một số loại rau: rau cải cúc, rau cần tây hay thì là... có hàm lượng natri khá cao. Khi chị em nấu những loại rau này nên hạn chế việc nêm nếm quá nhiều muối.
Nếu nạp quá nhiều natri vào cơ thể, nồng độ natri trong máu tăng cao, gây co mạch và phù thành mạch dẫn đến hẹp lòng mạch, tăng sức cản của lưu lượng máu và tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đặc biệt những người có sở thích cho rau cải cúc vào món lẩu, nhưng nước lẩu thường có hàm lượng muối và dầu cao, cho rau cải cúc vào nhúng lẩu dễ tăng thêm lượng muối về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Lưu ý: Với những người đang với thể trạng như: hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy thì hạn chế ăn rau cải cúc.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...