Những dấu hiệu đầu tiên của mang thai thường rất hay nhầm lẫn với những triệu chứng khác. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các dấu hiệu cũng như trả lời cho câu hỏi đầy bụng buồn nôn có phải mang thai hay không?

Buồn nôn khi mang thai như thế nào?

Buồn nôn khi mang thai là một trong những triệu chứng ốm nghén ban đầu. Khi ốm nghén, bà bầu cảm thầy khó chịu, đầy bụng, nôn mửa và diễn ra nhiều lần trong ngày.

Triệu chứng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu trước tuần thứ 9 của thai kỳ. Theo thống kê của các chuyên gia, hầu hết phụ nữ sẽ thoát khỏi tình trạng ốm nghén sau 14 tuần mang thai. Tuy vậy vẫn có những trường hợp đặc biệt có tình trạng buồn nôn kéo dài suốt thai kỳ.

Hiện tượng đầy bụng, buồn nôn chưa thể kết luận có thai hay không. Bạn có thể tham khảo những dấu hiệu mang thai khác như:

Dấu hiệu nhận biết có thai

Đầy bụng buồn nôn có phải mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Máu báo thai và khí hư

Máu báo thai thường xuất hiện 1 đến 2 ngày trước kỳ kinh nguyệt, màu sắc của máu có thể là màu đỏ nhưng hơi nhạt hay nâu đậm. Lượng máu báo thai thường rất ít, chỉ vài giọt nhỏ, thậm chí chỉ là 1 vết nhỏ trên quần lót.

Máu báo thai - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh máu báo thai thì khí hư của mẹ bầu cũng sẽ thay đổi. Nó là chất dịch nhầy màu trắng đục như sữa và không mùi. Nếu khi hư của bạn không như mô tả bên trên mà lại có màu vàng, xanh lẫn lộn và có mùi xấu thì có lẽ bạn đang bị viêm nhiễm phụ khoa, hãy đi kiểm tra để chắc chắn.

Chậm kinh

Nếu bạn thấy kỳ kinh nguyệt của mình trễ hơn bình thường thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn sẽ có thai. Dấu hiệu này sẽ không đúng đối với những chị em có kinh nguyệt không đều đặn.

Chậm kinh - Ảnh minh họa: Internet

Cơ thể mệt mỏi

Một tuần sau khi thụ thai bạn sẽ thấy cơ thể rất mệt mỏi và hay buồn ngủ. Nguyên nhân của việc này là do nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ tăng cao nên cơ thể cần được nghỉ ngơi và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Kích cỡ ngực thay đổi

Kích cỡ ngực lớn hơn cũng là một dấu hiệu sớm báo hiệu mang thai. Đây cũng là một dấu hiệu do nội tiết tố thay đổi, ngực mẹ bầu sẽ tăng lên, có cảm giác căng đầy, đau hoặc ngứa trong 1 đến 2 tuần đầu. Bên cạnh đó quầng ngực cũng sẽ trở nên đậm màu hơn.

Đi tiểu nhiều hơn bình thường

Đi tiểu thường xuyên - Ảnh minh họa: Internet

Do lưu lượng tuần hoàn tăng lên khiến thận làm việc nhiều hơn nên thai phụ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Hiện tượng này sẽ xuất hiện vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 sau thụ thai.

Táo bón

Bên cạnh việc đi tiểu thường xuyên thì mẹ bầu cũng xuất hiện dấu hiệu táo bón do nồng độ nội tiết tăng cao gây ra tình trạng tiêu hóa chậm từ đó khiến thai phụ bị đầy bụng và táo bón.

Thay đổi cảm xúc

Cảm xúc của thai phụ trong giai đoạn này sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, tệ hơn nữa có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm do quá lo âu, nóng giận.

Thay đổi nhiệt độ cơ thể

Thân nhiệt của người mang thai sẽ thất thường, có thể nóng hơn so với bình thường mặc dù không vận động nhiều hay do thời tiết.

Nhịp tim tăng

Sau thụ thai từ 8 đến 10 tuần, tim mẹ bầu bắt đầu đập nhanh và mạnh hơn gây ra hiện tượng đánh trống ngực và bị rối loạn nhịp. Điều này rất phổ biến ở thai phụ do sự ảnh hưởng của nội tiết tố. Để chắc chắn bạn nên đi khám để xác định là mình mang thai hay mắc bệnh lý khác.

Đau đầu, đau lưng

Đau lưng là dấu hiệu mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm của mang thai được các mẹ bầu cho biết.

Chóng mặt và ngất

Khi mang thai, các mạch máu sẽ giãn ra khiến huyết áp thai phụ hạ xuống, điều này dẫn đến tình trạng chóng mặt thậm chí bị ngất.

Cách nhận biết có thai tại nhà

Dùng que thử thai - Ảnh minh họa: Internet

Cách thử đầu tiên là sử dụng que thử thai hoặc que nhúng nước tiểu. Khi vùng phía trên của que đổi màu, tức là có sự hiện diện của HCG, vậy là bạn đang có thai.

Cách thứ hai bạn có thể sử dụng là dùng cốc chứa nước tiểu và thiết bị thử. Để thực hiện theo cách này bạn cần nhỏ một vài giọt nước tiểu vào thiết bị thử hay nhúng thiết bị thử trực tiếp vào cốc. Tương tự với cách đầu tiên, nếu thiết bị thử đổi màu tức là bạn đang có thai.

Lưu ý khi lấy mẫu nước tiểu bạn cần lấy vào buổi sáng sớm ngay khi thức dậy. Đây là mẫu thử tốt nhất và cho kết quả chính xác nhất.

Độ chính xác của hai phương pháp trên còn tùy thuộc vào mỗi người do:

  • Chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng có thể thay đổi mỗi tháng
  • Không tính chính xác được ngày làm tổ của trứng đã thụ tinh
  • Nếu bạn lấy mẫu thử sai thì kết quả cũng sẽ bị sai lệch

Thông qua những dấu hiệu ban đầu, bạn đã có thể biết đầy bụng buồn nôn có phải mang thai hay không. Biểu hiện mang thai có thể xuất hiện đa dạng tùy mỗi người. Cách tốt nhất, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán tình trạng cơ thể chính xách nhất.