Đau, tê bì cẳng bàn chân nhưng không đi khám, sau 1 tuần phải cắt cụt chi
Ngày 11/7, BV Việt Đức cho biết, BV vừa thực hiện ca phẫu thuật cắt cụt chi cho bệnh nhân M.Đ.N. (65 tuổi, trú tại huyện Nga Sơn, Thanh Hóa).
Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân có tiền sử đau bắp chân nhiều tháng trước nhưng không đi khám. Từ ngày 22/6, bệnh nhân đau cẳng chân nhiều lên, tự điều trị tại nhà nhưng không cải thiện. Ngày 1/7, bệnh nhân đến BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thăm khám. Thời điểm đó, bệnh nhân có biểu hiện tê bì, đau nhức, tím vùng cẳng bàn chân trái đổ xuống, chẩn đoán thiếu máu bán cấp cẳng bàn chân bên trái. Tại BV, các bác sĩ đã khám, giải thích tình trạng bệnh cho gia đình về nguy cơ cắt cụt chi cao. Sau đó, người bệnh được chuyển ra BV Việt Đức vào ngày 3/7.
Tại đây, các bác sĩ tua trực cấp cứu gồm nhiều chuyên khoa đã tiến hành thăm khám cho bệnh nhân. Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị thiếu máu không phục hồi cẳng bàn chân trái và chỉ định cắt cụt đùi.
Sau đó, kíp phẫu thuật đã tiến hành cắt cụt 1/3 giữa đùi trái, phần chi thể cắt bỏ được chuyển xuống khoa giải phẫu bệnh để làm sinh thiết.
Sau khi ổn định, người bệnh được chuyển từ khu hậu phẫu về khoa Phẫu thuật Chi dưới (BV Việt Đức) điều trị tiếp. Hàng ngày, người bệnh được điều dưỡng thay băng, theo dõi tình trạng toàn thân và mỏm cụt.
Sau 3 ngày điều trị, người bệnh được chuyển BV tỉnh Thanh Hóa để tiếp tục điều trị và theo dõi hàng ngày.
Bác sĩ Vũ Trường Thịnh, Khoa Phẫu thuật Chi dưới cho biết, trường hợp bệnh nhân N. mới chỉ xuất hiện tê bì, đau và tím lạnh vùng cẳng bàn chân trái một tuần trước khi đến BV tỉnh. Tuy nhiên, vì không đến cơ sở y tế kịp thời khi có triệu chứng nên từ một trường hợp thiếu máu mãn tính chuyển thành một trường hợp thiếu máu bán cấp và thiếu máu không hồi phục khiến người bệnh phải cắt cụt chi. Nếu để muộn hơn nữa thì cẳng bàn chân bệnh nhân sẽ hoại tử ướt, gây ra nhiễm trùng nhiễm độc cho người bệnh và có thể dẫn tới tử vong.
Theo bác sĩ Thịnh, khoảng từ 6 đến 10 tiếng là thời gian vàng để can thiệp kể từ khi người bệnh xuất hiện đau và tê bì ở bắp chân lần đầu. Trong khoảng thời gian đó, người bệnh nên khám ở các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được làm thăm dò sâu hơn nhằm phát hiện bệnh sớm.
Bác sĩ khuyến cáo, đối với những trường hợp có nguy cơ cao như người trên 60 tuổi, có các bệnh lý nền như rối loạn chuyển hóa mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh, giúp bảo tồn chi thể và tính mạng của người bệnh.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....