Phụ Nữ Sức Khỏe

4 dấu hiệu cảnh báo sớm bạn đang mắc bệnh về tuyến giáp, từ bỏ ngay thói quen xấu này sẽ giúp bạn ngừa bệnh hiệu quả!

Tuyến giáp cũng là một cơ quan nội tiết của cơ thể con người, nếu tuyến giáp có vấn đề gì thì tất cả các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ, hình bướm nằm ở phía trước cổ, nằm ngay trên xương đòn và bên dưới hộp thanh quản. Tuyến giáp có tác dụng rất lớn đối với cơ thể, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và sự phát triển của xương.

Tuyến giáp cũng là một cơ quan nội tiết của cơ thể con người, nếu tuyến giáp có vấn đề gì thì tất cả các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh về tuyến giáp liên tục tăng cao, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc các bệnh về tuyến giáp. Thực tế, dấu hiệu bệnh về tuyến giáp rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh khác:

Ảnh minh họa: Internet

Tăng hoặc giảm cân

Khi nồng độ hormone tuyến giáp của bạn thấp, sự trao đổi chất bắt đầu chuyển hướng hoạt động. Thay vì đốt cháy calo để lấy năng lượng và tăng trưởng, lượng năng lượng được sử dụng khi nghỉ ngơi sẽ giảm và cơ thể bạn bắt đầu tích trữ nhiều calo hơn dưới dạng chất béo.

Cũng có trường hợp, quá nhiều hormone tuyến giáp có tác dụng ngược lại. Bạn sẽ muốn di chuyển nhiều hơn và quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng tăng tốc. Kết quả là, bạn có thể giảm cân mặc dù thường có cảm giác thèm ăn.

Rụng tóc

Các nang tóc, giống như hầu hết các tế bào, được điều chỉnh bởi hormone tuyến giáp. Rụng tóc có thể xảy ra với cả suy giáp và cường giáp.

Khi điều này xảy ra, tóc rụng tự nhiên (khoảng 50 - 100 sợi mỗi ngày) không còn được thay thế lại như cũ. Kết quả là tổng thể tóc mỏng hơn. Điều này cũng có thể xảy ra với lông mày và lông mi của bạn.

Luôn nóng lạnh thất thường

Khi bạn bị suy giáp, tốc độ trao đổi chất cơ bản của bạn sẽ giảm xuống và cơ thể tạo ra ít nhiệt hơn. Khoảng 40% những người có hormone tuyến giáp thấp báo cáo rằng họ cảm thấy lạnh hơn những người khác trong cùng một phòng.

Ngoài ra, hormone tuyến giáp tăng cường điều chỉnh nhiệt trên một loại chất béo chuyên dụng gọi là mỡ nâu, tạo ra nhiệt và đôi khi khiến người bệnh cảm thấy nóng hơn bình thường.

Cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh suy giáp là cảm thấy mệt mỏi và mất sức, bất kể bạn nghỉ ngơi bao nhiêu. Mặt khác, những người có quá nhiều hormone tuyến giáp sẽ cảm thấy lo lắng và bồn chồn, không thể ngồi yên hoặc tập trung vào bất kỳ một công việc nào.

Ngoài ra, người mắc bệnh về tuyến giáp thường gặp các vấn đề về trí nhớ, khó tập trung và khả năng xử lý tình huống bị suy giảm.

4 thói quen xấu dễ khiến bạn mắc bệnh về tuyến giáp

Ảnh minh họa: Internet

Thường xuyên áp lực

Trong cuộc sống luôn có người hay cáu gắt, cũng có người chán nản do áp lực công việc và cuộc sống. Hành vi này không ảnh hưởng gì trong thời gian ngắn, nhưng nếu duy trì cảm xúc lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết hormone trong cơ thể và làm xuất hiện bệnh tuyến giáp.

Do đó, mọi người, nhất là đối với một số bạn nữ phải điều chỉnh tâm lý trong cuộc sống hàng ngày, không để tâm trạng chán nản hay tức giận kéo dài.

Thường xuyên thức khuya

Thức khuya lâu ngày sẽ làm bạn suy giảm trí nhớ và gây rối loạn nội tiết, từ đó kích thích tuyến giáp dẫn đến hàng loạt bệnh lý tuyến giáp. Sở dĩ như vậy là do ban đêm là thời điểm các cơ quan khác nhau trong cơ thể cần được nghỉ ngơi, nếu không nghỉ ngơi đầy đủ thì các cơ quan này sẽ không được phục hồi. Nếu tiếp tục hoạt động thức khuya sẽ tích tụ nhiều rác và chất thải trong cơ thể.

Thường xuyên lo lắng

Con người khi lo lắng sẽ rất mệt mỏi, mệt mỏi sẽ dẫn đến suy nhược tim, dễ tạo ra cảm giác sợ hãi. Tuyến giáp có liên quan đến việc kiểm soát nhịp tim, do đó, khi con người thường xuyên lo lắng thì tuyến giáp cũng "bị sốc" và không thể thực hiện công việc bình thường của nó. Lâu ngày, các bệnh tuyến giáp sẽ phát sinh. Vì vậy, trong cuộc sống thường ngày, chúng ta nên hạn chế những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là lo lắng.

Ăn uống không lành mạnh

Bệnh tuyến giáp liên quan đến lượng i-ốt (có trong muối) nạp vào cơ thể. Vì vậy, cần kiểm soát chặt chẽ lượng i-ốt ăn vào, trung bình mỗi ngày chỉ nạp 6g muối. Bạn không nên ăn quá nhiều một số loại hải sản như rong biển, tảo bẹ bởi hàm lượng i-ốt của chúng rất cao, tiêu thụ nhiều sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho tuyến giáp.

Hạn chế tối đa một số thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay bởi những thực phẩm này không tốt cho sức khỏe của tuyến giáp của bạn.

Theo M.H (th) / Gia đình và Xã hội

Tin liên quan

Bệnh liệt mặt ngoại biên nữ ca sĩ Hari Won mắc có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên - tình trạng nữ ca sĩ Hari Won mắc,...

Giải mã 4 cơn ác mộng hay gặp phải và ý nghĩa của chúng

Bạn hay có những giấc ngủ chập chờn hoặc thường bị tỉnh giấc giữa đêm vì gặp ác mộng? Vậy...

Bị cúm A rồi có mắc lại không?

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra bởi các chủng của virus cúm...

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), số ca mắc sốt xuất...

Những ngành nghề nào nên đặc biệt cảnh giác với bệnh đậu mùa khỉ?

Các nhà sử dụng lao động cần biết virus đậu mùa khỉ lây qua phương thức gì và có biện...

Xét nghiệm dương tính cúm A và những điều cần biết

Triệu chứng của bệnh cúm A như hắt hơi, sổ mũi, sốt, đau họng... có thể bị nhầm lẫn với...

Đậu mùa khỉ không có khả năng trở thành đại dịch như Covid-19

Đậu mùa khỉ được đánh giá khó trở thành đại dịch tương tự Covid-19. Tuy nhiên, nguy cơ bệnh xâm...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình