Đau khớp bàn chân và những điều bạn cần biết
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đau khớp bàn chân
Cấu tạo bàn chân con người bao gồm 26 xương và hơn 30 khớp sụn. Đau khớp bàn chân có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên bàn chân với nhiều dấu hiệu đi kèm như đau, sưng, đỏ, bầm tím...
Có rất nhiều nguyên nhân gây khiến bạn bị đau khớp bàn chân. Trong đó thường gặp là các nguyên nhân sau:
1.1. Viêm khớp bàn chân
Viêm khớp bàn chân có dấu hiệu đầu tiên là hiện tượng đau khớp bàn chân. Những người bị viêm khớp bàn chân thường do bị ngã gãy chân, bong gân, thoái hóa, thừa cân hoặc do tiền sử gia đình có người bị bệnh viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mạn tính của xương vẫn có thể xảy ra ở bàn chân làm ảnh hưởng đến bàn chân, gót chân, lòng bàn chân, cổ chân và mũi chân.
Bệnh có thể do virus, vi khuẩn, yếu tố cơ địa, môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy nhược, phẫu thuật hoặc yếu tố di truyền... Đối với bệnh này, cần được chẩn đoán và điều trị sớm bởi nếu để quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng phá hủy khớp.
1.2. Thoái hóa khớp
Đây là tình trạng bị tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Thoái hóa khớp xảy ra do quá trình tự nhiên, sụn mất dần tính đàn hồi theo thời gian, chấn thương, thừa cân, ngồi lâu, sai tư thế vận động...
1.3. Cứng khớp
Đau khớp bàn chân cũng có thể xảy ra do các khớp ngón chân và bàn chân bị cứng, các khớp xương bị viêm, mài mòn dẫn đến tổn thương.
1.4. Do tăng cân quá mức
Khi trọng lượng cơ thể bị thừa cân quá nhiều, béo phì dẫn đến sức ép lớn lên bàn chân cũng gây nên hiện tượng đau khớp bàn chân.
1.5. Do thay đổi nhiệt độ
Khi nhiệt độ thay đổi nóng lạnh thất thường cũng có thể gây khô cứng khớp bàn chân làm cho chân bị đau nhức. Lúc này các vùng da quanh bàn chân thường bị đỏ, người bệnh thường khó chịu và bị đau nhẹ nhưng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến các hoạt động đi lại bình thường khác.
1.6. Các bệnh về mạch máu
Người mắc các bệnh về viêm tắc động mạch, bệnh co mạch, u cuộn mạch... khiến cho việc lưu thông máu đến bàn chân gặp khó khăn cũng gây nên đau khớp bàn chân. Những bệnh này cần được siêu âm mạch máu hoặc chụp động mạch mới phát hiện ra được.
1.7. Bệnh về dây thần kinh
- Các bệnh liên quan đến dây thần kinh ngoại biên, đau thần kinh tọa... sẽ khiến cho bạn có cảm giác bị đau khớp bàn chân kèm theo các triệu chứng khác như teo cơ, tê cơ...
- Dây thần kinh bị chèn ép: Mang giày dép quá chật lâu ngày sẽ khiến dây thần kinh ở đầu bàn chân bị chèn ép gây nên cơn đau. Hoặc hội chứng ống cổ chân xuất hiện khi dây thần kinh của xương chày chạy dọc trong mắt cá chân xuống lòng bàn chân bị chèn ép. Lúc này người bệnh thường có cảm giác bị đau nhức từ mu bàn chân đến gót chân và dần lan rộng ra cả lòng bàn chân.
Ngoài ra đau khớp bàn chân cũng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhưng ít được chú ý. Nếu nghi ngờ những bệnh sau đây thì phải đến thăm khám ngay để được điều trị kịp thời. Nếu để lâu bệnh sẽ kéo dài không khỏi mà còn gây nguy hiểm sau này. Những bệnh nguy hiểm này bao gồm:
- Bệnh hoại tử chỏm xương bàn chân: Bệnh này thường gây đau vùng trước bàn chân, đau mạnh nhất là khi vận động hay chạy nhảy. Nguyên nhân do chỏm xương bàn chân không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết dẫn đến hoại tử.
- Bệnh u thần kinh gian ngón chân: Bệnh có biểu hiện là đau xương bàn chân số 3 - 4. Đau nhất là khi vận động đi lại, mang giày dép chật, cao gót do u thần kinh nằm ở giữa 2 đầu xương bàn chân nên dễ bị chèn ép gây đau.
- Bệnh chồi xương ở khớp cổ chân: Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên vận động đi lại nhiều, những người cao tuổi xương khớp đã thoái hóa.
2. Triệu chứng đau khớp bàn chân
Bàn chân là nơi thường xuyên chịu sức nặng của cơ thể, đặc biệt là khi vận động. Vì vậy nó rất dễ bị đau khớp bàn chân khi chúng ta không biết chăm sóc đúng cách. Những hiểu hiện của đau khớp bàn chân thường là:
- Đau hoặc cảm thấy rát trong lòng bàn chân, đau vùng gần gót chân.
- Đau hoặc tê ngứa các ngón chân.
- Cứng khớp vào buổi sáng và khó khăn khi đi lại, mức độ càng đau hơn khi vận động, chạy, nhảy.
Khi thăm khám bàn chân của bệnh nhân có thể thấy nhạy cảm đau lan tỏa khi sờ nắn, cổ chân và mu bàn chân có thể cảm thấy sưng nóng khi chạm vào. Khép và nghe trong bàn chân có một số cử động của cổ chân làm tăng cơn đau. Có thể có tiếng lạo xạo khi thực hiện một số vận động, người bệnh có thể đi cà nhắc vì quá đau...
3. Điều trị đau khớp bàn chân
Nếu bạn bị đau khớp bàn chân thì việc đầu tiên bạn cần làm là áp dụng những cách chữa trị đau khớp bàn chân đơn giản sau để làm giảm cơn đau:
3.1. Sử dụng giày hỗ trợ giảm đau
Nên bỏ những đôi giày chật, giày cao gót gây áp lực lên bàn chân. Thay vào đó là những đôi giày thoải mái, êm ái, rộng rãi là cách giảm đau khớp bàn chân hiệu quả.
3.2. Massage bàn chân
Một trong những cách làm giảm đau các cơn đau xương cơ khớp nói chung là phương pháp massage. Massage sẽ đem đến cho bạn sự thoải mái toàn bộ cơ thể, giúp giảm đau các khớp bàn chân hiệu quả.
3.3. Kéo căng gân Achilles
Để giảm những cơ đau người bệnh có thể áp dụng những bài tập thể dục dưới bàn chân. Đây là những bài tập giúp kéo căng gân Achilles, một loại dây ở sau gót chân của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tập theo hướng dẫn, không nên làm quá mức sẽ gây tổn thương xương gân bàn chân.
3.4. Sử dụng thuốc bôi để giảm đau khớp bàn chân
Nếu các triệu chứng quá đau bạn cũng có thể sử dụng thuốc bôi ở dạng kem, gel, mỡ, chất lỏng... chuyên dụng để giảm đau.
3.5. Uống thuốc chống viêm để giảm đau
Ở một vài trường hợp, bạn nên uống thêm thuốc chống viêm không steroid, không kê đơn để giúp giảm sưng khớp, viêm khớp hạn chế những cơn đau cũng rất hiệu quả.
Nếu đã dùng những phương pháp trên mà hiện tượng đau không thuyên giảm thì nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
4. Những thói quen giúp hạn chế đau khớp bàn chân
Bên cạnh những cách điều trị, bạn cũng nên rèn luyện cho mình những thói quen tốt để hạn chế những cơn đau khớp bàn chân cũng như đề phòng căn bệnh này như:
- Nghỉ ngơi, không nên vận động mạnh cho đến khi giảm đau giảm hẳn.
- Chườm đá lạnh lên vùng đau để giảm đau tức thời.
- Thay đổi kiểu giày thoải mái hơn, kết hợp các miếng đệm, miếng lót.
- Ăn uống lành mạnh và điều độ.
- Giữ cân nặng hợp lý.
- Khởi động kĩ trước khi tập thể dục thể thao.
Đau khớp bàn chân có thể chỉ là một biểu hiện của các chứng bệnh thông thường có thể tự khỏi. Nhưng trong một số trường hợp nó lại là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm. Những biện pháp ở trên chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau tức thời không thể chữa trị dứt điểm căn bệnh.
Vì vậy, nếu nghi ngờ mình bị những căn bệnh nguy hiểm, tốt nhất bạn nên đi khám để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....