Như bạn đã biết đường chứa trong hầu hết các loại thực phẩm. Ngay cả đối với những loại thực phẩm bạn nghĩ là chúng không chứa đường cũng tự nhiên đưa vào cơ thể. Và một điều mọi người đều biết là ăn nhiều đường có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như dễ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh về tim mạch.

Nếu thử kiểm tra một số dấu hiệu bên ngoài bạn có thể xác định xem có đang dùng quá nhiều đường hay không trước khi gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Brooke Alpert, thạc sĩ Khoa học, chuyên gia Dinh dưỡng Lâm sàng, thành viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ và là người sáng lập B-Nutritive đưa ra các dấu hiệu và cách kiểm tra để biết khi nào nên giảm lượng đường.

 

Không thể ngừng tiêu thụ đường

Ảnh minh họa: Elle.com.jp

Bạn có thể không muốn tin nhưng có nhiều người nghiện đường. Theo Alpert khi bạn càng tiêu thụ nhiều đường bạn càng muốn ăn nhiều đường hơn.

Khi ăn nhiều đường các nội tiết tố phản ứng trong cơ thể xảy ra giống như những đợt sóng. Khi bạn nghĩ rằng mình ổn nhưng năng lượng trong cơ thể không ngừng giảm xuống khiến bạn muốn ăn nhiều đường hơn.

Nếu bạn nhận thấy bản thân luôn thèm đồ ngọt thì đừng bỏ qua dấu hiệu này. Thèm đồ ngọt có thể là một dấu hiệu mà cơ thể báo động về tình trạng sức khỏe không ổn.

Ngoài việc thường xuyên muốn tiêu thụ nhiều đường hoặc không hài lòng với lượng đường trong thực phẩm có thể cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Đây chính xác là những gì gây ra bởi dùng quá nhiều đường.

Nếu bạn ăn quá nhiều đường, các chồi vị giác và các cơ quan cảm thụ trên bề mặt lưỡi sẽ dễ thích ứng với lượng đường ăn vào vì vậy mà bạn cần lượng đường nhiều hơn bình thường.

Tăng cân

Nếu bạn nói “Tôi biết điều đó mà không cần phải nói” nhưng nếu như dạo gần đây bạn đã tăng lên vài khoảng 2-3 cân thì đã đến lúc bạn nên suy nghĩ về việc giảm hàm lượng đường trong khẩu phần ăn của mình. Chỉ việc tiêu thụ đường thôi sẽ không đủ làm dạ dày của bạn thỏa mãn và như thế sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn.

Ăn quá nhiều đường cũng giống như việc ăn quá nhiều calo, vì đường không chứa protein hoặc chất xơ nên có thể sẽ không cảm thấy no. Do vậy, bạn có thể ăn nhiều hơn.

Khi bạn ăn nhiều đường cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều insulin hơn (một loại hormone làm giảm lượng đường trong máu), do đó có thể dẫn đến tiết quá nhiều insulin, cuối cùng có thể dẫn đến cơ thể sinh ra đề kháng với insulin.

Tâm trạng thất thường

Ảnh minh họa: Elle.com.jp

Nếu tâm trạng của bạn không ổn ngay cả khi hấp thụ đường, điều đó có thể lý giải.

Khi bạn thoát khỏi sự phấn khích tạm thời của đường, lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm mạnh sau đó. Sự thay đổi đột ngột này có thể khiến bạn bực bội. Nếu bạn nạp đủ năng lượng sau bữa ăn, khi đó dễ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực.

Điều bạn cần biết ở đây là các nguy cơ bệnh tật. Theo trang thông tin sức khỏe “Prevention” lượng đường sẽ làm tăng mức độ viêm nhiễm trong cơ thể, do đó nếu nạp quá nhiều đường có thể dẫn đến trầm cảm.

Ngoài ra theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 trên trang web JAMA do Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ tiến hành cho rằng mức độ viêm nhiễm trong não của những bệnh nhân trầm cảm lâm sàng là từ 30% trở lên.

Da nổi mẩn đỏ không lành

Tôi chắc rằng bạn đã nghe điều này nhiều lần nhưng hấp thụ nhiều đường sẽ không tốt cho làn da của bạn.

Một số người nhạy cảm với sự gia tăng insulin do ăn đường điều này có thể gây ra nhiều tác động lên hoocmon và có thể gây viêm da như mụn trứng cá hoặc nổi mẩn đỏ.

Xuất hiện sâu răng

Đó là lý do tại sao lúc nhỏ cha mẹ liên tục nói với bạn “Ít ăn kẹo thôi”. Thay vì muốn nói nên tiêu thụ ít đường thôi vì người lớn biết rõ ă quá nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến đau răng. Vâng, chỉ có thể là sâu răng.

Vi khuẩn trên mảnh vụn thức ăn sẽ bám vào các kẽ răng tạo ra axit và gây sâu răng.

Axit sinh ra từ cặn thức ăn còn sót lại trên răng kết hợp với nước bọt trong miệng tạo thành các mảng bám trên răng. Các mảng bám này nếu không được loại bỏ bằng cách đánh răng sẽ trở thành sâu răng.

Thường xuyên hết năng lượng

Ảnh minh họa: Elle.com.jp

Có bao giờ bạn gặp khó khăn trong việc hấp thu năng lượng cần thiết để hoàn thành công việc trong ngày chưa? Trên thực tế, ngay cả khi buổi sáng bạn cho cả 3 cốc đường vào cà phê để uống vì lý do đó nó cũng sẽ không giúp ích gì cho bạn cả.

Năng lượng ổn định khi lượng đường trong máu ổn định. Nói cách khác, lượng đường trong máu và năng lượng liên kết với nhau, nếu tiêu thụ quá nhiều đường thì năng lượng cũng lên xuống đột ngột theo. Ăn nhiều đường cũng đồng nghĩa bạn không nhận đủ lượng protein và chất xơ cần thiết.