Mướp đắng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể như: Các vitamin nhóm B, canxi, beta-caroten…và các khoáng chất như mangan, kẽm, magie,..có khả năng thanh lọc, giải nhiệt cơ thể, nhuận tràng, điều trị tình trạng nóng trong và có khả năng tăng cường thị lực.

Mướp đắng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Ảnh minh họa: Internet.

Trong Đông y cũng ứng dụng thực phẩm này như một vị thuốc. Với vị đắng, tính hàn, không độc, mướp đắng thường được ứng dụng để đặc trị các bệnh ngoài da và tăng cường sức khỏe làn da. Còn trong Y học hiện đại thì thường dùng chiết xuất từ mướp đắng để chữa các bệnh về vi khuẩn và virus, có khả năng chống các tế bào ung thư. Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng đối với phụ nữ đang cho con bú thì có thật sự tốt.

Sau sinh có ăn được mướp đắng không

Mướp đắng là một loại thực phẩm có quá ít chất béo, do đó ăn nhiều mướp đắng không có lợi cho chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, ăn nhiều mướp đắng có thể khiến các bà mẹ hạ đường huyết. Bên cạnh đó, các hạt mướp đắng còn chứa một loại chất hóa học có tên là vicine, một loại độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những người nhạy cảm và có thể được truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ gây nguy hiểm cho hệ miễn dịch vốn đang trong thời gian hoàn thiện của trẻ.

Ăn nhiều mướp đắng không có lợi cho chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh. Ảnh minh họa: Internet.

Chính vì thế, cùng với một số loại thực phẩm khác như cà phê, sô cô la, rượu... mướp đắng cũng được xếp vào những loại thực phẩm mà bà mẹ đang cho con bú nên tránh.

Nên dùng mướp đắng khi nào?

Mướp đắng lại là thực phẩm tốt cho các bà mẹ trong giai đoạn đầu khi mang thai. Đây là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng tuyệt vời. Cả mẹ và bé đều cần bổ sung chất dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai.

Trong mướp đắng chứa nhiều khoáng chất và vitamin như kẽm, magie, niacin, sắt, kali, pyridoxine, mangan và axit pantothenic. Những chất dinh dưỡng này góp phần vào sự phát triển lành mạnh của trẻ.