Đã oral sex có cần tiêm phòng HPV không?
Hiện nay, quan hệ tình dục qua đường miệng hay còn gọi là oral sex là kiểu quan hệ không chỉ thịnh hành trong giới trẻ mà nhiều cặp vợ chồng khi bắt đầu trục trặc với chuyện chăn gối cũng tìm đến oral sex nhằm tìm kiếm cảm xúc mới lạ. Tuy nhiên, oral sex lại là kiểu quan hệ khiến miệng và bộ phận sinh dục nhiễm, mắc nhiều bệnh hơn.
HPV là 1 trong những bệnh có thể lây truyền khi oral sex. Chính vì vậy, khi oral sex với bạn tình có sẵn HPV trong miệng, bạn sẽ nhiễm HPV và ngược lại, họng cũng sẽ bị nhiễm HPV từ cơ quan sinh dục. Do đó, khi đã oral sex rồi, các bạn gái vẫn cần phải tiêm phòng HPV khi đang còn trong độ tuổi quy định.
Tại sao oral sex vẫn phải tiêm phòng HPV?
Theo thống kê mới nhất, có khoảng hơn 20 chứng bệnh lây qua đường tình dục và có khả năng chuyển giao qua đường miệng như lậu, giang mai, Chlamydia, hạ cam mềm, mụn rộp sinh dục, viêm gan siêu vi B, HIV/AIDS... Mầm bệnh có trong dịch sinh dục (tinh dịch, dịch âm đạo…) và máu (từ vết trầy xước, vết thương, lở loét…).
Vacxin tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV được khuyến cáo nên tiêm trong độ tuổi từ 9-26 tuổi và chưa có quan hệ tình dục. Mặc dù nói như vậy nhưng không có nghĩa là quan hệ tình dục rồi hoặc ngoài độ tuổi trên thì không được tiêm mà đây là độ tuổi được xem là tốt nhất để vacxin phát huy tác dụng. Chính vì vậy, nếu như đã có quan hệ tình dục, thực hiện oral sex hoặc ngoài độ tuổi thì vẫn nên tiên phòng HPV, vacxin vẫn có thể phát huy tác dụng chỉ cần thực hiện việc tầm soát ung thư cổ tử cung trước khi tiêm phòng là được. Do đó dù đã quan hệ bằng miệng bạn vẫn nên thực hiện xét nghiệm PAP trước tiêm để chắc chắn việc bản thân không bị nhiễm virus HPV từ trước đó.
Sau khi tiêm phòng HPV có quan hệ được không?
Đối với những trường hợp khi đã tiêm phòng rồi và sau đó phát sinh quan hệ thì các chị em nên có biện pháp bảo vệ an toàn khi “yêu”. Khi quan hệ các chị em nên yêu cầu đối tác sử dụng bao cao su vì chúng có tác dụng bảo vệ lên đến 98%, giúp chị em và đối tác tránh được nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội nói chung và HPV nói riêng, đồng thời không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả tiêm phòng. Có nhiều loại virus gây bệnh khác nhau, do đó dù có phát sinh quan hệ sau khi tiêm phòng thì các chị em vẫn cần tiêm phòng đúng và đủ các mũi tiêm tiếp theo chỉ định.
Hiện nay, vẫn chưa có các khuyến cáo không được quan hệ sau khi tiêm phòng HPV. Nhưng để đảm bảo an toàn trong thời gian thực hiện việc chích ngừa vacxin phòng ung thư cổ tử cung thì các chị em vẫn nên kiêng quan hệ tình dục. Vì khi mới tiêm vacxin sẽ chưa kịp tạo kháng thể nên khả năng lây nhiễm bệnh cho nhau vẫn là rất cao.
Ung thư cổ tử cung được xếp vào loại bệnh nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ. Chính vì vậy, việc tiêm phòng vacxin HPV là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, các chị em cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, khám sức khỏe định kỳ... để có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.
Thời điểm phụ nữ 'chán' tình dục
Ham muốn tình dục thấp ở phụ nữ có thể là kết quả của nhiều yếu tố như tuổi tác,...
‘Chuyện ấy’ và những lợi ích thú vị có thể bạn chưa biết?
Quan hệ không chỉ đơn giản là nhu cầu của người trường thành, việc này nếu được duy trì hợp...
Nguyên nhân gây yếu sinh lý thường gặpc
Bệnh tiểu đường, vấn đề tim mạch, trầm cảm cũng như việc đang sử dụng một số loại thuốc có...
Điều gì xảy ra khi xuất tinh ra máu
Xuất tinh ra máu là hiện tượng bất thường. Chúng có thể gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe nam...