Tác dụng của rau mùi tốt cho sức khỏe 

Kiện tỳ, khai vị

Theo các chuyên gia sức khỏe trên Familydoctor cho biết: Trong rau mùi có chứa một loại vật chất dễ tản ra, mang theo hương thơm đặc trưng nên sau khi ăn có thể tăng cường nhu động dạ dày và đường ruột, nâng cao chức năng tiêu hóa, giúp bạn ăn ngon hơn.

Công dụng của rau mùi là gì? - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, công dụng của rau mùi còn được thể hiện ở khả năng giúp thông mũi bởi thành phần tinh dầu bên trong. Dùng rau mùi nấu với nước để uống có thể giảm bớt chứng nghẹt mũi khi bạn bị cảm mạo thông thường.

Thanh nhiệt cơ thể

Giá trị dinh dưỡng của rau mùi rất cao, phần gốc còn có chứa hợp chất có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi. Chính vì vậy, khi bạn bị nội nhiệt có thể sử dụng rau mùi với một lượng thích hợp, giúp cơ thể thải mồ hôi một cách tự nhiên để đạt hiệu quả thanh nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu.

Hỗ trợ điều trị chứng vô sinh

Rau mùi không chỉ là loại thực vật giàu dinh dưỡng như protein, canxi, phốt pho, sắt, kali và các vitamin mà nó còn chứa hàm lượng Estradiol, Estriol vô cùng phong phú. Hai chất này có tác dụng điều chỉnh mức Estrogen trong cơ thể phụ nữ, thúc đẩy rụng trứng, hỗ trợ điều trị chứng vô sinh do trở ngại quá trình trứng rụng.

Rau mùi có tính cay ấm, chứa tinh dầu nên còn có tác dụng giải độc, lưu thông máu và trị mụn nhọt - Ảnh minh họa: Internet

Trị mụn nhọt

Hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú trong rau mùi nếu như được hấp thu với một lượng phù hợp sẽ rất có lợi cho cơ thể bạn. Rau mùi có vị hơi cay, tính ấm, chứa tinh dầu nên còn có tác dụng giải độc, khử hàn, thúc đẩy lưu thông máu, điều trị mụn nhọt một cách hiệu quả và an toàn.

Cải thiện chứng cao huyết áp

Công dụng của rau mùi còn được biết đến bởi khả năng hỗ trợ cải thiện chứng cao huyết áp. Với liệu trình điều trị trong 10 ngày, bạn có thể dùng 10g rau mùi tươi, 10g gốc sắn dây nấu với nước, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần khoảng 50ml sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Uống nước rau mùi với gốc sắn dây trong liệu trình 10 ngày có thể cải thiện chứng cao huyết áp - Ảnh minh họa: Internet

Loại bỏ hàn khí trong cơ thể

Rau mùi có tính ấm nên càng thích hợp với người có chứng tỳ vị hư hàn. Trong đó, món cháo thanh đạm với một ít vỏ quýt, gừng tươi và rau mùi là thực đơn lý tưởng giúp bạn giảm cơn đau dạ dày do hàn lạnh, đồng thời còn hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.

Bảo vệ thận

Ăn rau mùi với một chế độ thích hợp còn giúp loại bỏ các vật chất có hại tích tụ trong máu, kiểm soát hàm lượng chì trong gan, giúp lợi tiểu, phòng ngừa chứng viêm bàng quang và góp phần bảo vệ sức khỏe của thận.

Công dụng của rau mùi là phòng ngừa chứng viêm bàng quang và góp phần bảo vệ thận - Ảnh minh họa: Internet

Ăn rau mùi cần kiêng kỵ gì để tránh những tác dụng phụ không mong muốn?

Nhìn tổng thể thì hầu như ai cũng có thể ăn rau mùi nhưng đồng thời, do trong rau mùi có nhiều tinh dầu và hương thơm khá mạnh nên có khuyết điểm là dễ ảnh hưởng thần kinh và bất lợi cho mắt nếu ăn quá nhiều và quá thường xuyên.

Người bị sâu răng, hôi miệng hay viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn rau mùi - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, người bị chứng sâu răng, hôi miệng, viêm loét dạ dày cũng nên hạn chế ăn rau mùi. Nếu ăn quá nhiều rau mùi sẽ làm tăng nặng chứng khí hư, đối với người đổ nhiều mồ hôi hoặc bản thân dễ cảm mạo đều có thể có tác dụng phụ. Đặc biệt phụ nữ mang thai cần thận trọng khi ăn rau mùi để tránh gây kích thích dẫn đến sinh non, sảy thai.

Mặc dù công dụng của rau mùi có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng tuyệt đối không vì vậy mà ăn quá nhiều trong thời gian dài. Với thuộc tính cay ấm và tinh dầu có mùi hương mạnh nếu sử dụng quá dư thừa sẽ khiến cơ thể tổn hao khí. Bên cạnh đó, khi chọn rau mùi, bạn cần tránh mua khi rau đã héo úa, thối rữa vì dễ sinh độc tố và vi khuẩn.

Không nên kết hợp rau mùi với bí đỏ vì có thể gây thất thoát lượng vitamin C phong phú, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt là không nên kết hợp rau mùi với dưa leo hay bí đỏ. Trong rau mùi thường rất giàu vitamin C, trong khi đó dưa leo và bí đỏ lại có thành phần enzyme phân giải vitamin C. Một khi ăn chung sẽ làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.