Cơm nguội thừa còn thơm dẻo cũng tuyệt đối đừng ăn, chuyên gia cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Nhiều người bảo quản cơm nguội theo cách khác nhau. Có gia đình cho cơm thừa vào bát hoặc hộp rồi cất tủ lạnh, một số người lại để cơm trong nồi mở hé vung. Thậm chí có người để cơm trong nồi cơm điện, ngắt điện đến bữa sau đó thì bật nút "cook" làm nóng cơm. Không ít gia đình cho rằng cơm nguội còn thơm, hạt dẻo đồng nghĩa với việc chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, trên thực tế không phải vậy.
Cơm thừa gây ngộ độc thực phẩm thế nào?
Ăn cơm nguội, dù là về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, chua, thiu, và dù đã được rang hoặc hâm nóng lại vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi.
Thời gian để cơm nguội ở nhiệt độ thường trong phòng càng dài thì lượng độc tố và vi khuẩn càng phát triển nhiều. Dù có rang hoặc hâm lại cơm cũng không thể loại bỏ được các độc tố này, cũng như không tiêu diệt được vi khuẩn. Nguyên nhân là do trong gạo có một loại vi khuẩn tên là Bacillus Cereus. Vi khuẩn này xuất hiện trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Khi nấu chín gạo thành cơm, vi khuẩn này không bị tiêu diệt mà chuyển thành dạng bào tử.
Nếu chúng ta ăn cơm khi vừa nấu chín dưới 6 tiếng thì bào tử này sẽ không gây hại nhưng nếu để cơm nguội trên 6 tiếng mà không có phương pháp bảo quản thích hợp, các vi khuẩn có trong cơm sẽ hoạt động trở lại và gây hại cho hệ tiêu hóa.
Bảo quản cơm nguội đúng cách
Chia sẻ trên Sức khoẻ đời sống, theo TS. Phạm Hoàng Nam, Giảng viên ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), khi cho cơm nguội vào tủ lạnh, lượng tinh bột kháng trong đó sẽ tăng lên tới 60%, tương đương 12g tinh bột kháng trong 100g cơm nguội.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý là cơm nguội hoàn toàn có thể gây ngộ độc do các bào tử vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt, vì vậy chúng vẫn tồn tại ngay cả sau khi cơm được nấu chín và hâm nóng. Nếu để cơm quá lâu ở nhiệt độ phòng có thể khuyến khích các bào tử phát triển thành vi khuẩn.
Ăn cơm được nấu chín và hâm nóng đúng cách có rất ít rủi ro. Vì vậy, không nên để cơm đã nấu chín ở nhiệt độ phòng quá hai giờ và không quá một giờ nếu nhiệt độ trên 32 độ C. Khi cơm không còn nóng nữa, nên cho cơm vào hộp đậy kín cất trong tủ lạnh. Cơm thừa được làm lạnh và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 4 độ C có thể để được trong tủ lạnh an toàn nhất trong thời gian không quá một ngày. Ngoài ra, cơm đã nấu chín cũng có thể được đông lạnh trong hộp đựng an toàn trong tủ trữ đông tối đa là 3 tháng.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...
Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc
Trà gừng quế là thức uống dễ làm, không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp tăng sức...
Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm
Cari dê Ấn Độ có mùi vị đậm đà kèm theo vị béo của nước cốt dừa, thêm chút cay...