Mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin, chất này đã được chứng minh là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Nhiều người đã chọn cách uống nước ép mướp đắng trong 4 tuần có thể giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Mướp đắng cũng rất tốt trong việc chữa các bệnh mãn tính. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài việc giảm đường huyết thì mướp đắng cũng rất tốt trong việc chữa các bệnh mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch, kháng ung thư… Nhưng dù có tốt thế nào thì 3 nhóm người sau đây không nên ăn mướp đắng.

Người huyết áp thấp: Trong quả mướp đắng có chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, khiến những người có tiền sử huyết áp thấp tái phát bệnh.

Người có vấn đề về hệ tiêu hóa: Ăn quá nhiều mướp đắng có thể khiến chúng ta bị tiêu chảy, mắc các vấn đề về dạ dày. Chính vì vậy, những người đang mắc bệnh tiêu hóa thì không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.

Ăn mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Ăn mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Bên cạnh đó, nếu sản phụ ăn nhiều mướp đắng có thể gây kích thích tử cung và dẫn đến sinh non. Ngoài ra, phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.