Chị Thúy Hường, 45 tuổi, ở Hà Nội, cho biết chị hầu như ngày nào cũng ăn cơm nguội. Gần đây, đọc trên mạng thấy nhiều người nói ăn cơm nguội có thể gây ung thư, chị Hường không dám ăn.

Không chỉ riêng chị Hường mà có rất nhiều ra đình có thói quen ăn cơm nguội. Gia đình bà Đỗ Thị Mão (Mễ Trì, Hà Nội) cho biết, ngày nào cũng dư bát cơm nguội nên bà thường cho vào hâm nóng với cơm mới. Cả gia đình vẫn ăn như thế nhiều năm nay và chưa thấy ai mắc bệnh gì. Tuy nhiên, khi hỏi về ăn cơm nguội có thể gây ung thư, bà Mão kể có nghe mọi người nói nhưng chưa rõ thực hư thế nào?

Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội, thì thông tin ăn cơm nguội gây ung thư là thông tin sai. Người dân không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, phải biết bảo quản và sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn cũng như sức khỏe của gia đình. 

Ăn cơm nguội là thói quen ăn uống của nhiều gia đình Việt. Cơm đã nấu chín, sau khi tiếp xúc ở nhiệt độ thường sẽ nhanh nhiễm khuẩn hơn. Vì chứa nhiều đường và tinh bột, kết hợp với nhiệt độ thường sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi. Khi cơm có tình trạng ngả vàng, không kết dính tức là cơm đã bị biến chất, không nên tiếp tục sử dụng. Khi bị nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây rối loạn tiêu hóa; nặng thì ngộ độc cấp, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa.

Nếu sử dụng cơm nguội, các bà nội trợ nên chú ý:

- Không để cơm còn nóng trong tủ lạnh.

-  Không hâm lại quá 2 lần.

- Không bảo quản cơm cùng thức ăn khác.

- Không để màng bọc thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với cơm.

Bác sĩ Thịnh cũng cho biết, chỉ nên bảo quản cơm trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24h. Nhiều gia đình còn có thói quen gom cơm nguội cả tuần lại rồi để rang. Điều này không tốt vì để quá lâu vi sinh vật hoạt động mạnh.

Bộ Y tế Malaisia cũng đăng tin khuyến cáo người dân không nên hâm nóng lại cơm nguội để sử dụng vì có thể gây ra ngộ độc. Thức ăn cũng nên được bảo quản đúng cách, không nên sử dụng thực phẩm đã chế biến quá lâu để đảm bảo dinh dưỡng cũng như tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tin liên quan