Chuyên gia tiết lộ 8 cách 'hoán đổi' thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2, chỉ số đường huyết cân bằng đáng kể mà không cần dùng thuốc
Tổ chức từ thiện Diabetes UK về bệnh tiểu đường Vương quốc Anh cho biết: “Bạn không cần phải cắt bỏ bất kỳ loại thực phẩm nào khi 'sống chung' với bệnh tiểu đường. Điều quan trọng là lập kế hoạch cho những món ăn nhẹ yêu thích để chúng phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể đồng thời theo dõi khẩu phần ăn của bản thân".
Karen Poole, người đứng đầu bộ phận chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững tại Tesco, cho biết: “Sống chung với bệnh béo phì là yếu tố nguy cơ đáng kể nhất đối với bệnh tiểu đường loại 2. Lời khuyên của chúng tôi, cùng với Diabetes UK, là quản lý rủi ro của bạn bằng cách có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, tuân theo Hướng dẫn NHS Eatwell".
Dưới đây, Karen gợi ý 8 cách 'hoán đổi' thực phẩm lành mạnh để kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa hoặc đẩy lùi căn bệnh này.
1. Cháo thay cho ngũ cốc
Thay vì ngũ cốc, hãy ăn cháo với trái cây, các loại hạt hoặc bơ đậu phộng.
Karen nói: “Yến mạch có giá siêu phải chăng và cung cấp nhiều chất xơ hơn trong chế độ ăn đồng thời giảm lượng đường. Nếu buổi sáng bạn không có thời gian nấu cháo thì hãy chuẩn bị yến mạch để qua đêm.”
Công thức làm yến mạch qua đêm rất đơn giản, chỉ việc trộn yến mạch với sữa và để trong tủ lạnh qua đêm cho yến mạch nở là đã có một bữa sáng lành mạnh và đủ dưỡng chất.
2. Chuối thay cho thanh ngũ cốc
Đối với những người cần bữa nhẹ buổi sáng khi di chuyển, hãy tránh những thanh ngũ cốc trông có vẻ tốt cho sức khỏe nhưng thường chứa nhiều đường. Thay vào đó hãy ăn chuối thay vì thanh ngũ cốc.
Karen cho biết: “Một quả chuối là sản phẩm 'đóng gói sẵn' hoàn hảo để mang theo bên mình. Ăn kèm một số loại hạt để cung cấp protein và chất xơ".
3. Bánh mì nguyên hạt thay cho bánh mì trắng
Khi nói đến món bánh mì kẹp vào bữa trưa, Karen khuyên: “Đổi bánh mì trắng lấy bánh mì nguyên hạt là một cách tuyệt vời để tăng lượng chất xơ".
Chất xơ có thể giúp ngăn ngừa béo phì – một yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2 – và giúp kiểm soát tình trạng bệnh.
4. Trái cây thay cho thanh sô cô la
Hãy thêm một miếng trái cây nguyên quả vào bữa trưa và bỏ thanh sô cô la trong thực đơn tráng miệng.
Karen nói: “Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn ngọt ngào thì một quả táo giòn là một lựa chọn thay thế tuyệt vời”.
Karen nói: “Bạn có thể thay thế thịt bằm bằng đậu lăng đóng hộp ngâm trong nước, thực phẩm này giúp bổ sung chất xơ và cũng tiết kiệm tiền”.
6. Cà ri chay thay cho cà ri thịt
Hầu hết các món cà ri đều làm từ thịt nhưng Karen khuyên nên sử dụng các loại đậu như đậu xanh để tăng cường chất xơ.
Karen cho biết thêm: “Tôi có một túi rau đông lạnh hỗn hợp trong tủ đông của mình nên có thể chỉ cần cho một ít vào để giảm lãng phí từ rau tươi. Bạn cũng có thể đổi gạo trắng thành gạo nguyên hạt".
7. Sữa chua thay cho bánh quy
Karen cho biết có thể đổi bánh quy bằng sữa chua không đường (chẳng hạn như sữa chua Hy Lạp) kèm theo trái cây.
Karen giải thích: “Có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc ăn các sản phẩm lên men như sữa chua với việc kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tiểu đường”.
8. Các loại hạt, bắp rang thay cho khoai tây chiên giòn
Thay vì khoai tây chiên giòn, hãy dùng bắp rang hoặc các loại hạt có muối nhẹ, nhưng hãy chú ý đến khẩu phần ăn.
Karen nói: “Bạn sẽ nhận được nhiều chất xơ hơn và ít chất béo bão hòa hơn khi dùng bắp rang thay vì khoai tây chiên giòn".
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.