Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ thông thái 4 bước xử lý cơn khủng hoảng ở trẻ em
Khủng hoảng ở trẻ em là điều không thể tránh khỏi
Cơn khủng hoảng ở trẻ em có thể biểu hiện qua thái độ ương bướng, la hét nơi công cộng, làm ngược điều cha mẹ bảo... và những hành vi khác cha mẹ có thể liệt kê cả danh sách dài.
Mọi đứa trẻ đều có những phản ứng không thể kiểm soát. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc trẻ còn hạn chế ngôn ngữ diễn đạt, kiểm soát cảm xúc.... Hậu quả là bé có thể khóc la, ăn vạ, lên cao giọng mọi lúc mọi nơi, nói leo vào câu chuyện hoặc thậm chí giơ tay đánh lại cha mẹ.
Tôi từng có một số bài viết về sự khóc la ăn vạ (tantrum) và cách ứng phó bằng 3 kỹ thuật theo lời khuyên của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ. Tuy nhiên, đó chỉ là cách giải quyết cơn "thịnh nộ" của trẻ.
Trong khi đó, thỏa hiệp là cách mà bạn làm cơn thịnh nộ không xảy ra. Dĩ nhiên, khi bạn biết thỏa hiệp, trẻ sẽ rơi vào 4 bài học lớn mà ở đó trẻ trưởng thành hơn rất nhiều.
Bốn bước thỏa hiệp ở trẻ em
Sự thỏa hiệp cùng trẻ sẽ diễn ra theo thứ tự sau:
Bước 1: Đoán trước khủng hoảng
Cha mẹ thường có thể đoán được những dấu hiệu về khủng hoảng của trẻ. Các biểu hiện hình thể như bứt tóc, vò đầu, dậm chân, lè nhè...
Liệt kê những tình huống có thể sẽ khơi mào khủng hoảng như một số vấn đề liên quan đến đám đông, bị bỏ rơi thời gian ngắn, bị đói khi di chuyển xa, bị tù túng khi ngồi lâu...
Cách làm của bạn: Nắm chặt hai tay của trẻ và hạ thấp tư thế để mắt bạn ngang bằng trẻ. Sau đó, bạn sẽ dùng bước thứ 2 bên dưới để giúp trẻ chia sẻ hoặc giữ trạng thái hiện tại.
Bài học cho trẻ: Trẻ sẽ chịu lắng nghe. Bạn làm lần đầu sẽ không thấy kết quả, nhưng lần thứ n, bạn sẽ thấy trẻ sẽ chịu lắng nghe. Đức tính này không phải dễ học nhưng khi đã thấu hiểu, nó sẽ đi cùng trẻ hết phần đời còn lại
Bước 2: Quan tâm và lắng nghe
Sự khủng hoảng thường bắt nguồn từ việc bất đồng và mất kiểm soát bản thân do trẻ ngộ nhận rằng trẻ không được lắng nghe. Để làm tốt bước này, bạn hãy chủ động thể hiện thiện chí lắng nghe của mình trước.
Có 3 điều bạn nên làm để thể hiện thiện chí với trẻ:
- Giọng nói của bạn nên ở mức bình thường.
- Thái độ của bạn nên ở mức trung lập, không quá nóng, cũng không nài nỉ van xin.
- Đặt câu hỏi: GS. Matt, Đại học Stanford (Mỹ), cho biết câu hỏi là cách bạn mở cuộc trò chuyện. Tốt nhất là ở đó có vai trò của 2 người trò chuyện.
Cách bạn làm: Sau khi làm bước 1, bạn bắt đầu ngay bằng câu hỏi với giọng bình thường và thái độ nghiêm túc.
"Được rồi, con nói mẹ nghe xem con sẽ mua bánh nào?": Nếu tình huống là trẻ sắp bộc phát cơn giận dữ (tantrum) tại quầy bánh kẹo.
"Được rồi, con cho mẹ biết mẹ và mọi người có đang im lặng không?": Nếu tình huống là bé hay gây ồn ào ở nơi công cộng yên tĩnh.
"Bây giờ con có thể tự mặc quần áo, hãy cho mẹ biết khi nào con cần mẹ giúp. Bắt đầu xỏ chân vào ống quần nhé! Được không?": Tình huống trẻ bỗng nhiên bực bội khi bạn mặc quần áo cho trẻ.
"Nào hai đứa, từng đứa nói mẹ nghe. Na nói mẹ nghe nào! Sau đó đến Bi nhé!": Tình huống trẻ và anh chị em chuẩn bị cãi nhau.
Bài học dành cho trẻ: Phân tích vấn đề. Mọi đứa trẻ đều muốn kể cho cha mẹ nghe điều gì đó. Trừ khi bạn không dành thời gian để nghe. Kể là kỹ năng có sẵn ở trẻ, phân tích là kỹ năng trẻ sẽ phát triển về sau. Câu hỏi của bạn và thái độ chịu lắng nghe là cách gợi kỹ năng này tốt nhất.
Bước 3: Trao sự lựa chọn
Nếu bạn đang ở bước này, chúc mừng bạn đã đi được đoạn dài trong quy trình thỏa hiệp cùng trẻ. Lúc này, trẻ đã bắt đầu nhận lại quyền lựa chọn.
Nhận quyền lựa chọn hoàn toàn khác sự chấp nhận của cha mẹ về yêu cầu của trẻ bởi lúc này trẻ có trách nhiệm hoàn tất và thỏa mãn kết quả dù nó như thế nào.
Cha mẹ lúc này ở ngoài quan sát và thực thi kết quả. Còn việc trẻ được cha mẹ chấp nhận thì vai trò của cha mẹ đã hết ngay lúc chấp nhận.
Sự chấp nhận của cha mẹ về yêu cầu của trẻ là làm cho trẻ có kết quả mà không có quan sát và nỗ lực, dẫn đến đòi hỏi. Còn việc trao quyền lựa chọn có quan sát và nổ lực nên dẫn đến thỏa mãn. Do đó, trao quyền lựa chọn sẽ chấm dứt sự đòi hỏi hoặc mè nheo.
Cách làm của bạn: Hãy cho trẻ sự lựa chọn và cho thời gian để trẻ chọn. Nếu trẻ không chọn, cha mẹ hãy thay đổi điều kiện chọn. Điều kiện này sẽ đưa trẻ đến quyết định nhanh và quyết đoán.
Vi dụ: "Con chỉ có thể mua 1 món, con hãy chọn đi, mẹ đi vòng qua kệ và quay lại con cần cho mẹ biết con lấy cái nào và bỏ vào giỏ này".
Khi bạn đến, trẻ vẫn chưa chọn, bạn hãy làm lại bước 2 và nói: "Mẹ không muốn hối con nhưng chúng ta không có thời gian, con cần quyết định hoặc mẹ sẽ đi ra quầy tính tiền. Nào hãy chọn nào! Nếu trẻ không chọn được, bạn hãy sang bước cuối cùng".
Bài học cho trẻ: Sự quyết đoán. Ở đây tôi không bàn về sự lựa chọn bởi vì khi bạn trao quyền lựa chọn, rất nhiều lựa chọn khiến trẻ bối rỗi, hãy để trẻ cân nhắc.
Tuy nhiên, để thành công sự lựa chọn cần sự quyết đoán. Nó tựa như nhát cắt cuối cùng giải phóng toàn bộ năng lượng, thỏa mãn, cảm xúc. Đây là giải phóng tích cực và thúc đẩy tiến trình hoàn thiện suy nghĩ của trẻ.
Bước 4: Cứng rắn không thỏa hiệp hay thay đổi lựa chọn
Bước cuối cùng là bạn đủ cứng rắn duy trì kết quả lựa chọn của trẻ, thay vì thay đổi lựa chọn. Không thỏa hiệp nữa, chỉ là quyết định.
Quay lại tình huống bước 3, nếu trẻ không quyết định, cha mẹ đã có câu trả lời rồi, câu trả lời này trẻ cũng biết rồi. Đó là ra đi mà không chọn gì nữa. Lúc này, bạn sẽ thắc mắc, liệu trẻ khóc bướng dẫn đến khủng hoảng thì sao?
Điều này là không thể tránh khỏi. Trẻ khủng hoảng, hãy dùng 3 kỷ thuật ứng phó để giúp con. Tuy nhiên, ý nghĩa của cơn giận dữ lúc này khác rất xa cơn giận dữ mà không cho trẻ trải qua 3 bài học ở 3 bước đầu.
Trẻ giận dữ lúc này chỉ là cứu vãn, nhưng trẻ hiểu vấn đề. Do đó, tình trạng khủng hoảng này sẽ dần biến mất do sự trưởng thành của trẻ. Trẻ sẽ nhanh chóng cho bạn quyết định ở bước thứ 3 ở những lần sau.
Cách làm của bạn: Quyết định cứng rắn về kết quả bước 3 và thực thi nó. Nếu khủng hoảng diễn ra, hãy ứng phó với 3 kỹ thuật tủ.
Bài học cho trẻ: Biết chấp nhận. Phần lớn trẻ con đều khó học về chấp nhận do trẻ chỉ quen được mọi người chấp nhận. Bài học này quan trọng vô cùng khi trẻ trở thành người lớn.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh
Bệnh viện Hoàng gia Wocestrer (Vương quốc Anh)
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.