Chuyên gia hướng dẫn cách dùng calcium bổ sung để không ảnh hưởng đến sức khỏe
Vai trò của calcium
Calcium là nguyên tố hóa học, dạng vi lượng thiết yếu trong cơ thể chúng ta. Calcium là nguyên tố chiếm tỷ lệ cao thứ năm trong cấu trúc cơ thể người, đứng sau Oxy, Carbon, Hydro và Nitơ. Calcium phân bổ 99% ở xương dưới dạng muối calcium hydroxy phosphate, phần calcium còn lại nằm ở dịch ngoại bào, huyết tương.
Calcium có vài trò trong cấu trúc xương, răng và tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể, tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh, giúp sự co giãn các cơ, tham gia quá trình đông máu.
Calcium kích hoạt enzyme phân giải chất đạm và làm giảm mỡ máu, tạo sự kết dính các tế bào trong cơ thể tạo nên các cơ quan bộ phận trong cơ thể, tạo môi trường kiềm trong đường sinh dục giúp tinh trùng xâm nhập vào trứng thụ tinh dễ hơn. Gần đây, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu người ăn thực phẩm giàu calcium thì giảm nguy cơ polype và ung thư trực tràng.
Calcium có nhiều ở tép, tôm, cua đồng, mè đen, yến mạch, đậu nành, đậu cô ve, sữa bò tươi, phô mai, sữa bột tách béo, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, cá nhỏ nấu nhừ xương, trà xanh, củ hành, rau muống, rau dền, cải bắp, rau bồ ngót.
Nguyên nhân cơ thể thiếu hụt calcium
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị thiếu Calcium:
Do khẩu phần ăn thiếu calcium
Thức ăn chứa các chất cản trở hấp thu calcium: Rượu, thức uống có gaz, caffeine, chất chát, nhiều muối ăn cũng giảm hấp thu calcium
Thiếu vitamin D cũng gây thiếu calcium
Cơ địa người đó không dung nạp được calcium
Do độ tuổi, phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh, nội tiết tố suy giảm cũng gây thiếu calcium.
Phụ nữ mang thai nhu cầu calcium tăng lên cho thai nhi nên cũng thiếu
Do bệnh lý suy tuyến cận giáp, bệnh suy thận
Do di truyền
Do một số thuốc cản trở hấp thu calcium như nhóm thuốc chống viêm steroid (dân gian hay gọi Đề Xa), hay thuốc có chứa sắt cạnh tranh hấp thu.
Một số dấu hiệu của hiện tượng thiếu calcium
Trẻ em: Khóc đêm, đêm ngủ giật mình, hay cáu giận, kém tập trung, chậm ngồi, chậm đứng chững, chậm biết đi, chậm mọc răng, đổ mồ hôi trộm, còi xương, chậm lớn, sâu răng, chân vòng kiềng.
Người có tuổi: Loãng xương, đau nhức xương do thiếu calcium, khó vận động, gãy xương khó hồi phục, suy nhược thần kinh, hay quên, mất ngủ, tính khí thất thường.
Các triệu chứng khác: Khi lao động hay vận động mau mệt, vã mồ hôi, hồi hộp. Tiêu hóa kém, chán ăn, tê mỏi chân tay, chuột rút, co giật cơ mặt, co rúm bàn tay khi hạ calcium huyết. Thiếu calcium cũng gây rụng tóc, móng tay có rãnh và dễ gãy, răng dễ vỡ, hay lo lắng, trầm cảm và ảo giác.
Cách bổ sung calcium hợp lý
Khi thiếu thì phải uống bổ sung nhất là phụ nữ mang thai, trẻ em đang giai đoạn phát triển, người vận động nhiều, người có tuổi, phụ nữ ở các độ tuổi nhất là ở giai đoạn tiền mãn kinh về sau. Khi bổ sung cần chú ý mấy điều sau khi dùng calcium:
Không uống calcium dạng sủi bọt thường xuyên. Dạng viên sủi bọt chỉ dùng khẩn cấp, cấp cứu hay lúc bệnh nhân không uống được viên nén hay viên nang calcium
Không tự ý dùng calcium khi bạn đang bị sỏi thận, cao huyết áp, suy thận. Trường hợp này cần có chỉ định của Bác sĩ.
Không uống calcium cùng sữa hay các thức ăn có vị chát như trà, trái cây non, lá non… vì sẽ tạo phức chất không hấp thu calcium được.
Không uống cùng lúc calcium với các thuốc khác có chứa sắt, đồng, kẽm… sẽ làm giảm hấp thu lẫn nhau. Điều này chú ý các phụ nữ mang thai phải uống cả hai loại bổ thai và calcium bổ sung, do đó phải uống thuốc bổ thai và calcium cách nhau tối thiểu 1 giờ.
Không uống calcium chung với rượu và thuốc lá vì sẽ làm giảm hấp thu calcium.
Không nên uống calcium vào buổi chiều tối, chỉ nên uống vào sáng hay trưa, hay xế.
Không nên uống calcium lúc đói sẽ gây khó chịu, phải uống vào bữa ăn hay sau ăn.
Không phải tất cả sản phẩm chứa calcium đều hấp thu như nhau. Loại calcium có nguồn gốc tự nhiên dạng MCHA (Microcrystalline hydrocyapatite) là loại có nghiên cứu lâm sàng nhiều về khả năng hấp thu và tác dụng tốt.
Không được tiếp tục dùng calcium bổ sung khi thấy triệu chứng sau: Khát nước, đi tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn nhịp tim. Trong trường hợp này nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.
Không nên uống sản phẩm chỉ có một thành phần calcium mà nên uống loại có kết hợp với Chelecalciferol (Vitamine D3), nếu muốn tốt hơn thì tìm loại có thêm Menaquinon 7 (Vitamine K2) thì sẽ giúp hấp thu calcium tới tận xương. Tuy nhiên cũng chú ý là bạn không đang dùng thuốc kháng đông mới dùng loại có 3 thành này được. Loại chứa 3 thành phần Calcium tự nhiên, cholecalciferol và Menaquinon 7 giá thành đắt hơn các loại khác.
Không uống quá 600 mg ION calcium/ 1 lần uống, vì dạ dày chỉ hấp thu mỗi lần tối đa không quá 500-600 mg ION calcium. Chú ý khi mua các sản phẩm calcium dạng ghi trên thành phần là dạng muối thô. Muốn tính ra dạng ION calcium thì đọc dòng chữ nhỏ ghi bên dưới hay trong toa thuốc mới có, chẳng hạn trên 1 sản phẩm kia ghi calcium carbonate 1498,88 mg nhưng thật ra chỉ chứa 600 mg ION calcium mà thôi.
Nhu cầu calcium theo độ tuổi và đối tượng
Trẻ em nhỏ hơn 6 tháng tuổi: 300 mg ion calcium/ ngày
Trẻ em từ 7 đến 12 tháng tuổi: 400 mg ion calcium/ ngày
Từ 1 đến 3 tuổi: 500 mg ion calcium/ ngày
Từ 4 đến 6 tuổi: 600 mg ion calcium/ ngày
Từ 7 đến 9 tuổi: 700 mg ion calcium/ ngày
Từ 10 đến 11 tuổi: 1,000 mg ion calcium/ ngày
Trên 11 tuổi: 1,200 mg ion calcium/ ngày
Phụ nữ mang thai từ tuần thứ 20 trở đi nhu cầu 1,500-2,000 mg ion calcium/ ngày. Nhớ đối tượng này uống xa thuốc bổ thai tối thiểu 1 giờ.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....