Thực hư chuyện đi bộ sau bữa ăn sẽ gây viêm ruột thừa?
Ruột thừa thực ra là một cơ quan miễn dịch đã bị thoái hóa, thuộc về một phần của đường ruột, có hình dạng dài và mảnh, một đầu hở và một đầu khép kín giống như một chiếc túi nhỏ.
Thông thường, ruột thừa trong đa số trường hợp là vô hại đối với chúng ta. Tuy nhiên, nếu nhu động ruột hoạt động không tốt, các “tàn tích” thức ăn (đôi khi còn có lẫn cả giun đũa, giun kim và phân bên trong) dễ tích tụ lâu ngày ở đường ruột, khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra ma sát nhiều lần với niêm mạc ruột thừa, dẫn đến viêm nhiễm ở bộ phận này.
Các chất thừa thải này có thể bám vào ruột thừa gây tắc nghẽn, cuối cùng dẫn đến chứng viêm ruột thừa cấp tính.
Từ những lý luận trên có thể thấy, viêm ruột thừa chỉ có liên quan đến vấn đề viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc tắc ống ruột thừa chứ không hề có liên hệ nào với chuyện đi bộ hay vận động sau bữa ăn như nhiều người vẫn sợ.
Một số ít người hoạt động sau khi ăn no sẽ xuất hiện triệu chứng dạ dày, đường ruột không khỏe nhưng chủ yếu là do những cử động làm “kéo giãn” các kết nối trong cơ quan tiêu hóa gây ra.
Duy trì đạo dưỡng sinh sau bữa ăn chính là cách giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất
Khò họng
Nhà y học thời cổ Trương Trọng Cảnh từng nói: “Sau khi ăn tập thói quen khò họng, vừa giúp ngăn ngừa sâu răng, vừa giúp hơi thở thơm tho”. Ngoài ra, trong sách Đông y cũng viết: “Khò họng sau mỗi bữa ăn có thể làm sạch khoang miệng, kích thích vị giác lưỡi, tăng cường cảm giác ăn uống ngon miệng và còn phòng ngừa được nhiều bệnh về răng nướu”.
Vì vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong đạo dưỡng sinh sau bữa ăn chính là duy trì thói quen khò họng. Theo các chuyên gia sức khỏe trên Familydoctor, bạn có thể khò họng với nước ấm hoặc pha một chút muối loãng, cố gắng “khò” sao cho nước có thể đi sâu vào cổ họng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Massage bụng
Các động tác massage vùng bụng sau mỗi bữa ăn vừa có thể thúc đẩy nhu động ruột, vừa tăng cường tuần hoàn máu ở khoang bụng, hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa. Cách thực hiện cụ thể như sau:
Thả lỏng các cơ bụng, tập trung cả sức lực và ý niệm vào lòng bàn tay, bắt đầu vòng quanh bụng với rốn làm trung tâm. Trước khi massage, bạn có thể chà xát hai lòng bàn tay cho nóng lên, động tác nên nhẹ nhàng uyển chuyển cho đến khi bụng cảm thấy ấm nóng, thậm chí bạn có thể sẽ cảm giác hơi nóng tiến dần sâu vào bên trong bụng.
Ngồi kiểu “ăn mày”
Ngoài massage bụng thì phương pháp ngồi tịnh tâm kiểu “ăn mày” cũng rất tốt cho tiêu hóa sau bữa ăn.
Nếu bạn duy trì đều đặn sẽ có công hiệu dưỡng sinh tuyệt vời. Bạn nên tìm một bức tường ở không gian yên tĩnh, thoáng đãng, có thể kê một chiếc đệm có độ cứng mềm vừa phải vào tường.
Đầu tiên, bạn đứng ở trước bức tường, từ từ hạ thân người ngồi xổm xuống, đối với nữ thì hai bàn chân hơi hướng vào nhau, còn với nam thì hơi mở ra ngoài. Lưng phải thẳng và áp sát vào tường hoặc tấm đệm đã chuẩn bị trước đó. Hai tay đặt tự nhiên trên đầu gối, đầu giữ ngay ngắn, mông không được chạm đất và phải ngồi sao cho đùi áp sát vào bắp chân.
Mỗi lần nên ngồi như vậy khoảng 15 phút. Khi thực hiện cần giữ cho tâm trí thoải mái nhưng chuyên tâm, không ngó xung quanh hay vừa ngồi vừa vọc điện thoại.
Trong quá trình ngồi kiểu “ăn mày” nếu như bạn có hiện tượng ngáp hoặc đánh rắm thì đó chính là hiệu quả tốt nhất. Các khí thải được tống khứ một cách tự nhiên nên bạn không nên cố nhịn tránh làm giảm tác dụng.
Nguồn: http://yangsheng.familydoctor.com.cn/a/201812/2527092.html