Chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản tiết lộ bí mật giúp trẻ tăng chiều cao 'thần tốc'
Sữa là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ
Chia sẻ với Gia Đình Mới về vấn đề này, GS.Nakamura Teiji - Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản cho biết: “Thế hệ trẻ của Nhật Bản ngày càng cao hơn so với trước kia rất là nhiều. Hiện, chúng tôi có những cầu thủ bóng rổ cao tới 2m.
Chúng tôi cũng không thể ngờ thế hệ trẻ bây giờ có thể cao như vậy. Khi mà chiều cao, thể lực tăng lên đã giúp cho các vận động viên của Nhật Bản rất nhiều trong việc đạt các huy chương vàng tại các kỳ Olympic, nhất là trong khu vực châu Á.
Và việc người Nhật có thể cải thiện được chiều cao lẫn thể lực, sức khỏe như vậy là đến từ việc tổng hợp cân bằng đẩy đủ tất các loại vi chất, các chất dinh dưỡng khác nhau, chứ không phải chỉ bổ sung 1 loại”.
Vị chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản chia sẻ thêm, thông thường, khi nói đến tăng chiều cao mọi người hay nghĩ đến bổ sung canxi, những thực tế bổ sung mỗi canxi thì không đủ để trẻ cao lên. Về mặt cơ bản, chiều cao của một con người được quyết định bởi nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, hoạt động thể chất và môi trường sống…
Chỉ tính riêng yếu tố dinh dưỡng cũng đã rất đa dạng như trẻ cần được nạp đủ năng lượng để cơ thể hoạt động, cần phải có protein thì cơ thể mới phát triển, chứ không phải mỗi canxi mà giúp trẻ cao được. Hơn nữa, để trẻ tăng chiều cao, ngoài phát triển xương ra còn phải phát triển hệ cơ, nên là phải đảm bảo đủ các chất béo cần thiết và đủ các vi chất như magie, vitamin D, vitamin A, canxi…
Trong lịch sử, người Nhật Bản cũng từng có thời kỳ chiều cao rất thấp, suy dinh dưỡng do chế độ ăn không hợp lý. Đó là thời điểm sau Thế chiến thứ hai, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại Nhật Bản.
Nhằm giải quyết vấn đề này, Nhật Bản đã áp dụng chế độ ăn theo kiểu phương Tây. Đây là một chế độ ăn giàu năng lượng, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất, đã cho thấy hiệu quả trong việc giải quyết tình trạng thiếu dinh dưỡng do nghèo đói và chiến tranh tại nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Nhật Bản.
Tình trạng dinh dưỡng đã được cải thiện đáng kể nhờ vào sự phân phối thực phẩm hợp lý kết hợp với thực đơn sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ trong các bữa trưa học đường. Tuy nhiên, bữa trưa học đường không chỉ đơn thuần là bữa ăn cung cấp dinh dưỡng, mà còn là dịp để giáo dục cho trẻ về thói quen ăn uống lành mạnh.
Năm 1954, “Luật Bữa trưa học đường” tại Nhật Bản đã được ban hành, được thông qua dưới sự chấp thuận của Thiên Hoàng và Thủ tướng. Tất cả trẻ em tại Nhật Bản đều được cung cấp bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh. Đặc biệt, bữa trưa học đường của trẻ em Nhật có sự thay đổi trong từng giai đoạn, nhưng sữa là một phần không thể thiếu trong bữa ăn học đường.
Sau đó, Nhật Bản cũng đã có thêm rất nhiều cải cách về mặt dinh dưỡng và kết quả là chiều cao của người Nhật đã thay đổi đáng kể. Chiều cao trung bình của người Nhật hiện nay đã đạt 1m72 ở nam và 1m58 ở nữ.
Theo GS. Nakamura Teiji, không có một loại thực phẩm chuyên biệt nào giúp tăng chiều cao cho một con người, mà phải đảm ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng của cả ngày.
“Nếu phải nêu tên một loại món ăn mà có nhiều chất dinh dưỡng nhất thì phải kể đến sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…).
Trước đây, người Nhật Bản không có thói quen uống sữa nhưng sau đó Nhật Bản đưa sữa vào chế độ bữa trưa trong trường học (bữa ăn học đường), thì kể từ đó trở đi mọi người uống sữa nhiều hơn và nó cũng góp phần vào việc tăng thêm chiều cao cũng như là thể lực cho người Nhật Bản” - GS. Nakamura Teiji nói.
Vai trò của sữa với việc phát triển của trẻ
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa là một loại thực phẩm, các loại sữa công thức cũng như vậy, là một loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Thành phần của 100ml sữa công thức pha sẵn trên thị trường cung cấp năng lượng là 74kcal, 3 gam đạm, 9,8 gam carbohydrat, chất béo khoảng 2,5g, đồng thời cung cấp khoảng 120mg canxi và 1mg sắt.
Với trẻ trong độ tuổi bú mẹ (dưới 2 tuổi), trong bữa ăn hàng ngày cần ăn đủ các loại thực phẩm từ ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm khác nhau bao gồm sữa mẹ hoặc sữa công thức (với những trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa).
8 nhóm thực phẩm theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới nhằm khuyến khích chế độ ăn đa dạng bao gồm:
- Nhóm 1: Sữa mẹ hoặc sữa công thức (với những trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa)
- Nhóm 2: Ngũ cốc, các loại củ
- Nhóm 3: Các loại đậu và hạt
- Nhóm 4: Các sản phẩm từ sữa (sữa, sữa chua, pho mát)
- Nhóm 5: Thực phẩm từ thịt (thịt, cá, gia cầm, và gan/nội tạng)
- Nhóm 6: Trứng
- Nhóm 7: Trái cây, rau quả giàu Vitamin A
- Nhóm 8: Các loại trái cây và rau quả khác
Khoai lang tốt cho sức khỏe, nhưng mùa đông ăn khoai lang kiểu này coi chừng “tiền mất tật mang”
Khoai lang, loại củ quen thuộc với hương vị ngọt ngào và giá trị dinh dưỡng cao, là món ăn được ưa chuộng. Nhưng ăn không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn hoặc gây hại cho sức khỏe.
Không ngờ loại rau thơm quen mặt ở Việt Nam lại có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Ngoài tác dụng làm rau gia vị khá phổ biến, rau răm còn có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Chuối chín có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm người này thì nên tránh xa
Chuối chín cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn nhiều. Có người ăn chuối chín tốt nhưng cũng có người nên hạn chế.
Vitamin C có tác dụng gì đối với cơ thể? Thiếu vitamin C gây bệnh gì?
Vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu nhất mà cơ thể chúng ta cần. Hãy cùng tìm hiểu tại sao loại vitamin này lại quan trọng đối với sức khỏe của bạn.