Chuyên gia đáp: Trẻ mặc tã nhiều có ảnh hưởng đến dáng đi không?
Trẻ mặc tã nhiều có ảnh hưởng đến dáng đi?
Có một sự khác biệt ở dáng đi và độ rộng bước chân của trẻ trong thời gian mặc tã (thường thấy trong độ tuổi 13 - 19 tháng tuổi). Điều này khiến một số cha mẹ lo lắng về sự thay đổi của dáng đi.
Tuy nhiên, trước năm 3 tuổi, trẻ sẽ hoàn thiện dần lại dáng đi và trước 9 tuổi sẽ có dáng đi như người lớn bình thường.
Phản xạ đi tè cũng là điều mà nhiều cha mẹ quan tâm khi trẻ thường mặc tã. Điều quan tâm này không sai bởi vì liệu trẻ cứ tiểu tiện hoặc đại tiện thoải mái vào tã mà không có cảm giác khó chịu gì để báo rằng “cần đi ngoài” như chúng ta.
Tuy nhiên, hiểu được băn khoăn này, nhóm nghiên cứu của TS. Vermandel, Đại học Antwerp (Vương quốc Bỉ), đã chứng minh rằng không có nhiều trở ngại trong việc phát triển khả năng nhận tín hiệu đi ngoài, thậm chí có một vài lợi ích trong việc giúp trẻ ý thức về việc đi ngoài khi trẻ sớm cảm nhận được mức độ ẩm của bỉm khi có chất thải xuất hiện.
Điều này thuận lợi cho giai đoạn chuyển tiếp từ mặc tã sang ngồi toilet.
Cách tập cho bé ra hiệu khi vừa đi vệ sinh
Gần đây, chuyên gia giáo dục người Úc, Deanne đã chia sẻ trên kênh BBC: Cha mẹ nên tận dụng cơ hội khi thay tã để dạy trẻ về khái niệm sở hữu riêng của thân thể.
Chuyên gia Deanne hướng dẫn cụ thể: Trước khi bắt đầu thay tã, thay vì bạn quay mặt đi, bực nhọc hoặc cố thay thật nhanh thì hãy tỏ vẻ bình thường.
Hai tay bạn cầm hai tay trẻ đưa gần về phía phần dưới tã, một phần cũng làm trẻ tập trung hơn và nhìn vào ánh mắt của bạn, khi đó hãy hỏi trẻ: “Cu Bin ơi, bây giờ mẹ sẽ thay tã cho cu Bin nhé! Tã hơi nặng rồi (cầm tay trẻ nhịp nhịp vài lần), mẹ thay tã nhé, được không?"
Sau đó, bạn hãy đợi vài giây chờ phản ứng nào đó của trẻ. Có thể là ánh mắt, có thể là cố bám chặt vào bàn tay mẹ, hoặc một nụ cười.
Nghe có vẻ thật khó khăn khi phải chờ phản ứng trả lời của một đứa bé thậm chí chưa thể nói được. Tuy nhiên, vấn đề không phải là bạn chờ một câu trả lời rạch ròi như “Dạ được, mẹ thay đi” hoặc “Không, con không chịu”.
Điều mà chúng ta đang làm chỉ là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến những phần riêng tư của trẻ, đó là thân thể của trẻ.
Cha mẹ thể hiện sự tôn trọng cơ thể con sớm giúp nhanh chóng hình thành khái niệm về phần sở hữu của riêng trẻ.
Khi ý thức tốt hơn, nhận thức rõ ràng, trẻ sẽ có tầm nhìn tốt và an toàn khi bước vào xã hội lớn hơn. Đó cũng là cách dạy trẻ tôn trọng phần riêng tư của ai đó, thậm chí đó thuộc về vật chất và tinh thần của họ.
Một lợi ích khác, sau thời gian ngắn, việc để tay xuống phần dưới và nhịp có thể giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ dấu hiệu này để dễ dàng cho bạn biết là trẻ cần quan tâm hơn phần dưới, có thể là thay tã cho trẻ. Một cách gián tiếp giúp trẻ nhận ra nhu cầu tiểu tiện, đại tiện của bản thân trước 5 tuổi.
Theo TS. Shelly, Đại học Virginia (Mỹ), giải thích hệ thống cảm giác của trẻ được huấn luyện bằng lời nói và cử chỉ của bạn cùng tại thời điểm trẻ có cảm giác sự thay đổi về độ ẩm và sức nặng của bỉm tác động vào vùng da.
Tất cả tín hiệu này đều cho trẻ học được sự muốn thải ra hoặc muốn đi toilet sau một thời gian. Khi trẻ bước sang 2 tuổi, việc trẻ tập làm quen với ngồi bô sẽ thuận lợi khi trẻ đã có khái niệm khá rõ về nhu cầu đi ra của cơ thể.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh
Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh)
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.