Chướng bụng đầy hơi - triệu chứng thường gặp nhưng không phải ai cũng biết cách trị
Chướng bụng đầy hơi là một trong những căn bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Bệnh khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt, triệu chứng chướng bụng đầy hơi, khó tiêu lại là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.
Vì vậy việc tìm hiểu các nguyên nhân, biểu hiện của bệnh sẽ giúp chúng ta sớm tìm được cách chữa trị hiệu quả và an toàn.
1. Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì?
Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa do sự rối loạn chuyển hóa tinh bột hay men vi sinh vật đường ruột. Chứng bệnh này xảy ra với tất cả các đối tượng, khiến người bệnh bụng phình to, căng cứng, cảm giác như bụng óc ách đầy nước, gây ra tình trạng khó chịu ngay cả khi không ăn.
Ở vài trường hợp đặc biệt, các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu lại là những cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như viêm đại tràng, ung thư dạ dày, loét dạ dày,...
Do đó, khi gặp tình trạng này kéo dài và mức độ ngày càng trầm trọng, bạn tốt nhất đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị sớm nhất.
2. Dấu hiệu của chứng chướng bụng đầy hơi khó tiêu
Những biểu hiện dễ nhận biết của chứng bệnh chướng bụng đầy hơi như sau:
- Bị ợ hơi, ợ chua nhiều lần. Cảm thấy khó chịu mỗi khi ợ hơi và nóng rát vùng họng.
- Bụng đau âm ỉ, có lúc buồn nôn hay nôn.
- Cảm giác đầy bụng, ọc ạch khó chịu hay căng cứng bụng.
- Đau quặn thắt ở dạ dày hay chuột rút ở bụng. Đôi khi cơn đau lan sang các bộ phận khác như bên trái ngực.
- Bị táo bón, rối loạn đại tiện, đi ngoài ra máu.
Bệnh chướng bụng đầy hơi thông thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng này là dấu hiệu của vấn đề đáng lo ngại hơn khi:
- Bị sụt cân nhanh chóng mà không rõ lý do. Đây có thể là do sự xuất hiện của khối u đè lên thành ruột khiến người bệnh chán ăn.
- Cổ trướng do sự tích tụ bất thường của chất lỏng trong bụng hay xương chậu. Đây là dấu hiệu của bệnh gan hay ung thư.
- Đi ngoài có máu hay chảy máu âm đạo bất thường có thể liên quan tới vấn đề đầy hơi nghiêm trọng. Những dấu hiệu này thường liên quan đến bệnh trĩ, u xơ hay lạc nội mạc tử cung.
- Sốt cao, nhiễm trùng hay viêm. Dấu hiệu này có thể liên quan đến vùng xương chậu và đường tiết niệu.
3. Những nguyên nhân chướng bụng đầy hơi thường gặp
Bình thường sau 30 phút mỗi bữa ăn, hệ tiêu hóa đã tiêu hóa bớt lượng thức ăn giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên với những người bị chướng bụng đầy hơi thì ngược lại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:
Dạ dày tích trữ nhiều khí thừa
Lượng khí thừa tích tụ trong dạ dày và ruột là nguyên nhân thường gặp của chứng chướng bụng đầy hơi. Người bệnh sẽ cảm thấy các dấu hiệu như ợ hơi, căng bụng, tăng nhu động ruột, chóng mặt,.. Hơn nữa, việc tích trữ khí gây ra triệu chứng đau bụng nhẹ đến nặng.
Dạ dày tích trữ khí thừa thường do chế độ ăn uống mất cân đối, bổ sung quá nhiều thực phẩm khó tiêu, dễ sinh hơi. Một số thực phẩm dễ gây đầy bụng như thức ăn chứa nhiều tinh bột, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống có gas,...
Ngoài ra, thói quen ăn uống không đúng cách làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Ăn quá nhanh, nhai không kỹ hay ăn uống không đúng giờ giấc vừa ăn vừa nói chuyện,... cũng gây ra hiện tượng đầy bụng.
Rối loạn tiêu hóa
Việc sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, chứa các độc tố sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập làm tăng axit dịch vị, nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori, hay vi khuẩn Escherichia coli, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém. Lúc này, nhu động ruột bị rối loạn, co bóp liên tục gây ra các triệu chứng: tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, thậm chí gây buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,...
Bệnh lý về hệ tiêu hóa
Ở một số trường hợp, đầy bụng khó tiêu là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến dạ dày và đại tràng như loét dạ dày tá tràng, đại tràng co thắt, viêm niêm mạc dạ dày,... gây ảnh hưởng đến khả năng co bóp và tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến tuyến tụy, sỏi mật,... cũng làm suy giảm chức năng gan mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa. Với những trường hợp này bạn cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Việc dùng các thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để điều trị các bệnh mãn tính khiến lợi khuẩn đường ruột bị suy giảm, các hại khuẩn phát triển, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó gây rối loạn hệ tiêu hóa với các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài, khó tiêu,... Ngoài ra, uống thuốc không đúng liều lượng cũng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc, khiến đại tràng suy giảm chức năng.
Tích trữ nước
Việc tích trữ nhiều nước làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể dẫn đến tình trạng đầy hơi. Tích trữ nước mãn tính có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy thận, tiểu đường.
Không dung nạp thực phẩm
Các thực phẩm khó dung nạp như đường, sữa, thức ăn chứa gluten hay bệnh nhân mắc bệnh Celiac. Chướng bụng đầy hơi do không dung nạp thực phẩm thường tự khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị. Nhưng nếu xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như tiêu chảy, đau dạ dày thì bệnh có thể kéo dài hơn.
Ảnh hưởng tâm lý
Khi bị căng thẳng, stress, mất ngủ,... hệ thần kinh bị ảnh hưởng từ đó làm nhu động ruột tăng, gây khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng. Nhất là stress kéo dài cùng với việc lạm dụng chất kích thích hay thuốc an thần sẽ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn.
4. Mẹo chữa chướng bụng đầy hơi đơn giản, hiệu quả
Để điều trị dứt điểm chứng chướng bụng đầy hơi khó chịu, bạn nên đến bệnh viện để chẩn đoán, tư vấn và điều trị hợp lý. Tuy nhiên, cũng có một số mẹo chữa chướng bụng đầy hơi đơn giản mà hiệu quả tại nhà để bạn tham khảo như sau:
Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì?
- Gừng: Uống trà gừng hay nhai một lát gừng tươi hay sấy khô sẽ giúp giảm tình trạng co thắt, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn và từ đó triệu chứng đầy hơi giảm đáng kể.
- Tỏi: Dùng tỏi giã nát hòa với nước ấm giúp đẩy lùi chứng đầy hơi, khó tiêu. Bạn cũng có thể thêm một ít mật ong để tăng hiệu quả và dễ uống hơn.
- Bột nghệ: Dùng bột nghệ hòa tan với nước ấm cũng là cách để giảm tình trạng khó tiêu, chướng bụng. Có thể thêm một ít mật ong cho dễ uống.
- Rau răm: Ăn sống hay giã lấy nước uống giúp kích thích hệ tiêu hóa và trị chứng đau bụng, đầy hơi.
- Sữa chua: Cung cấp các lợi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bạn có thể dùng sữa chua không đường để tráng miệng ngay sau khi ăn.
Làm gì để giảm triệu chứng chướng bụng đầy hơi?
Bên cạnh đó, người bị chướng bụng đầy hơi có thể áp dụng cách chườm nóng và mát-xa để cải thiện tình trạng khó chịu. Và việc thay đổi thói quen và chế độ ăn uống phù hợp là vô cùng cần thiết:
- Chườm nóng: Dùng túi nước ấm hay muối rang để chườm bụng chữa đầy hơi, chú ý nhiệt độ tránh làm bỏng da.
- Xoa bóp, mát-xa: Thực hiện mát-xa theo chiều kim đồng hồ để trị ợ hơi, đầy bụng. Có thể thoa ít dầu nóng để tăng hiệu quả.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ, không nói chuyện khi ăn hay vừa xem tivi vừa ăn, vừa ăn vừa uống,... Việc này giúp bạn hạn chế việc nuốt nhiều khí thừa vào bụng gây đầy hơi.
- Vận động nhẹ nhàng: Có thể đi bộ từ 15-20 phút sau khi ăn để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
- Hạn chế các chất béo: Ăn ít chất béo, các thực phẩm sinh nhiều khí thừa gây đầy hơi, và giảm áp lực hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....