Bệnh thận ứ nước được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận. Bệnh xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, cả trẻ em và người lớn. Do đó bạn cần nắm rõ về căn bệnh này từ nguyên nhân, dấu hiệu để từ đó tìm được phương pháp phòng tránh cũng như chữa trị an toàn và hiệu quả.
1. Bệnh thận ứ nước là gì?
Thận ứ nước có tên tiếng Anh là Hydronephrosis, là một dạng tổn thương của thận khi thận bị giãn nở hay sưng to do nước tiểu bị ứ đọng và tắc nghẽn bên trong thận. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận, gây ra tình trạng suy giảm chức năng thận và cấu trúc tế bào thận bị tổn thương.
Các tổn thương ở thận có thể được phục hồi trong một vài ngày nếu ở cấp độ thận ứ nước cấp tính. Còn nếu tình trạng kéo dài vài tuần hay vài tháng thì triệu chứng sẽ trầm trọng hơn, trở thành thận ứ nước mãn tính. Và khi hai quả thận đều bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến suy thận, viêm cầu thận,...
2. Những nguyên nhân bệnh thận ứ nước
Thận ứ nước do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Đường tiết niệu bị tắc nghẽn:
- Đối với trẻ em: Sự tắc nghẽn đường tiểu thường là do bị hẹp niệu đạo (ống lấy nước tiểu từ bàng quang thải ra ngoài cơ thể), hay do hẹp lỗ niệu đạo (các ống mang nước tiểu từ thận tới bàng quang).
- Đối với người lớn: Đường tiết niệu bị tắc nghẽn thường bắt nguồn từ các bệnh lý như sỏi thận, trào ngược bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, tử cung, buồng trứng, đại tràng. Những bệnh này khiến cho nước tiểu bị tắc ở đoạn trên niệu đạo hay ở ống dẫn nước tiểu tới bàng quang gây ra chứng bệnh thận ứ nước.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Thận ứ nước còn xuất hiện do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, uống nhiều bia rượu, lạm dụng thuốc bổ thận,...
3. Những dấu hiệu thận ứ nước bạn cần lưu ý
Thông thường người bị bệnh thận ứ nước sẽ gặp những triệu chứng như sau:
- Cảm giác đau mỏi ở một hay cả hai bên mạn sườn và thắt lưng.
- Đau tức ở vùng hông do thận bị căng giãn.
- Tiểu ít hay nhiều hơn so với bình thường.
- Xuất hiện các triệu chứng tăng huyết áp như đau đầu, chóng mặt.
Dấu hiệu thận ứ nước dựa vào mức độ bệnh:
Thận ứ nước cấp tính: Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là tình trạng đau bụng do sỏi thận di chuyển xuống niệu quản cọ xát hay sỏi thận mắc kẹt tại niệu quản hẹp gây đau. Cơn đau thường diễn ra từng cơn, từ thắt lưng xuống vùng háng kèm theo tình trạng buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, một số trường hợp xuất hiện máu trong nước tiểu.
Thận ứ nước mãn tính: Trường hợp này thận bị giãn to dần trong một thời gian dài, có thể không xuất hiện dấu hiệu gì. Nếu có các khối u ở bàng quang gây chèn ép lên thận sẽ gây ra rối loạn chất điện giải canxi, natri, kali. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi kiệt sức, buồn nôn và nôn, cơ bắp bị co thắt, nhịp tim rối loạn,...
4. Những đối tượng dễ mắc bệnh thận ứ nước
Thận ứ nước có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao dễ mắc bệnh thận ứ nướcL
- Nam giới trên 30 tuổi.
- Phụ nữ có thai.
- Bệnh nhân bệnh sỏi thận, ung thư tử cung, phì đại tuyến tiền liệt, u não...
5. Thận ứ nước có nguy hiểm không?
Để xác định tình trạng bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không, các bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua các xét nghiệm cụ thể như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm CMP, chụp CT cắt lớp. Hiện tại thận ứ nước được chia thành các cấp độ như sau:
Thận ứ nước độ 1
Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh thận ứ nước. Ở giai đoạn này, cầu thận sưng giãn nhẹ (5-10mm), bệnh nhân chưa cần phải uống thuốc hay phẫu thuật mà chỉ cần theo dõi, siêu âm 3 tháng/lần. Việc này sẽ giúp bác sĩ phân tích, đánh giá cũng như nắm được các biểu hiện của bệnh để đưa ra các phương pháp chữa trị thích hợp.
Thận ứ nước độ 2
Lúc này cầu thận sưng giãn từ 10-15mm. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau mạn sườn và hông cả ngày, kèm theo đó là việc đi tiểu liên tục (lượng nước tiểu gấp 1,5-2 lần so với bình thường).
Thận ứ nước độ 3
Đây là giai đoạn bệnh có biến chuyển phức tạp và trở nặng. Cầu thận lúc này sưng giãn vượt quá 15mm, ảnh chụp từ CT rất khó để phân biệt đâu là đài thận và bể thận. Bệnh nhân bị tích nước nghiêm trọng nên cảm thấy mệt mỏi kiệt sức. Do đó, cần phải có phương pháp điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Thận ứ nước độ 4
Thận ứ nước độ 4 là giai đoạn nặng nhất khi thận chịu tổn thương từ 70-90%. Bệnh nhân xuất hiện tình trạng tay chân, mặt mũi sưng phù, tiểu tiện ra máu nên cần phải tiến hành phẫu thuật gấp.
6. Những cách điều trị bệnh thận ứ nước hiện nay
Tùy vào từng nguyên nhân bệnh thận ứ nước mà người ta áp dụng các cách điều trị khác nhau. Thế nhưng mục đích chung của việc điều trị là giúp dòng chảy nước tiểu từ thận xuống bàng quang được khai thông và chảy ra ngoài, giảm sưng và giảm tải áp lực để ngăn chặn nguy cơ suy thận. Một số cách điều trị thận ứ nước hiện nay:
Dùng thuốc tây: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng khó chịu, ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh không trở nặng.
Sử dụng tia laser: Trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận, việc dùng tia laser sẽ giúp loại bỏ các viên sỏi có thể trôi qua đường tiết niệu. Phương pháp này tuy ít đau đơn hơn so với phẫu thuật nhưng phải được điều trị nhiều lần.
Điều trị bằng steroid: Đây là loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế chất axit uric - loại chất gây ung thư có trong sỏi. Việc điều trị bằng loại thuốc này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ trong từng giai đoạn để có kết quả tốt nhất.
Đặt ống thông bàng quang: Sử dụng đối với những người có đường tiểu hẹp gây bí tiểu, ứ nước. Đây là phương pháp tạm thời để giảm áp lực cho thận, giảm đau cho bệnh nhân. Sau đó, các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp khác để điều trị triệt để.
Phẫu thuật: Khi thận ứ nước chuyển sang cấp độ 3, 4 thì việc phẫu thuật là cần thiết để loại bỏ các khối u, sỏi gây tắc nghẽn niệu quản.
7. Thận ứ nước nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận. Vì vậy, bạn cần chọn những đồ ăn thức uống phù hợp để thận có thời gian hồi phục. Bên cạnh đó cần phải tránh những loại thực phẩm khiến thận quá tải và suy yếu.
Thận ứ nước nên ăn gì?
Uống nhiều nước: Việc bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể sẽ giúp thanh lọc, đào thải độc tố, giúp nước tiểu loãng hơn và thải ra ngoài. Tuy nhiên bạn lưu ý giảm lượng nước trước khi ngủ để tránh việc tiểu đêm nhiều gây tổn hại cho thận.
Ăn nhiều nhóm thực phẩm giàu canxi, chất xơ: Những thực phẩm như hải sản, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, sữa, vừng đen... chứa nhiều chất xơ và canxi có khả năng đào thải độc tố, cặn bã ra ngoài cơ thể, giúp thận làm việc hiệu quả và trơn tru.
Thận ứ nước nên kiêng gì?
Đạm động vật: Các chất đạm từ động vật như thịt bò, dê,... thường sản sinh ra một số chất khiến thận làm việc nhiều hơn.
Hạn chế muối: Ăn quá mặn làm tăng gánh nặng cho hoạt động của thận. Vì vậy bạn cần điều chỉnh thói quen ăn uống, hạn chế muối để giảm các triệu chứng đau do thận ứ nước gây ra.
Các thực phẩm giàu vitamin C: Có nhiều trong các loại cam, quýt, chanh... khiến các cơn đau gia tăng và người bệnh mệt mỏi, mất sức.
Các chất kích thích: Như rượu, bia, thuốc lá,... sẽ khiến cho bàng quang tích nhiều nước, làm bạn đi tiểu nhiều và thận làm việc nhiều hơn.