Chuối hột chữa sỏi thận
Chuối hột còn được gọi là chuối chát, tên khoa học Musabalbisiana Golla, họ Chuối (Musacea). Ngoài các thành phần chất dinh dưỡng tốt như: đường, sinh tố, chất xơ, trong chuối hột xanh còn có chứa hàm lượng chất tanin cao, vì vậy chuối có vị chát nhiều hơn ngọt.
Chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi; trái chuối hột xanh chữa hắc lào, vỏ trái chuối hột chữa kiết lỵ, củ chuối hột chữa cảm nắng, sốt cao…
Chữa sỏi thận: chuối hột già còn xanh (để cả vỏ) 7 quả, thái mỏng, phơi khô, sao vàng, hạ thổ sau đó sắc với ba bát nước ăn cơm, còn 1 bát, uống lúc còn nóng khi no. Mỗi lần 1 bát, ngày 4 bát. Hay có thể cho vào ấm, đổ nước sôi và hãm như hãm trà. Ngày uống 3 - 4 ấm. Chỉ cần uống trong một thời gian khoảng 1 tháng, sỏi thận sẽ tan và tống ra ngoài theo đường tiểu tiện.
Chữa sỏi thận, bàng quang: dùng chuối hột già còn xanh (nhiều, ít tùy), thái thành từng khoanh mỏng, sao thật khô, hạ thổ 48 giờ rồi tán thành bột mịn. Uống mỗi lần 12g, ngày uống 3 lần. Sau hai tháng uống liên tục, sỏi có thể tan hết, thận, bàng quang trở lại bình thường.
Chữa đái tháo đường: chuối hột già còn xanh (để cả vỏ) thái lát mỏng, phơi khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi như pha trà, uống hàng ngày, uống lúc còn nóng.
Chữa huyết áp cao do bệnh thận và với người béo: dùng chuối hột sắp chín (để cả vỏ) thái lát mỏng, phơi khô kỹ, sao qua chừng một nắm. Kết hợp cùng củ ráy rừng gọt vỏ, thái lát, ngâm ngập trong nước gạo đặc 2 giờ, rửa sạch, phơi khô, sao nhỏ lửa (sao kỹ), lượng bằng 1/3 lượng chuối hột. Cả hai thứ sắc với 3 bát nước lấy một bát, uống ngày hai lần.
Huyết áp cao do có bệnh thận, với người gầy: chỉ dùng chuối hột, bỏ ráy rừng, sắc uống như trên. Lưu ý: trong thời gian uống thuốc này không dùng tân dược. Với những người bị huyết áp cao thì giảm tân dược dần dần rồi thôi hẳn, thời gian uống hai thứ cách xa nhau. Trong khi uống thuốc nên đi bộ thường xuyên, mỗi ngày 30 - 60 phút; thể dục, thể thao vừa sức; thực hiện tốt chế độ ăn kiêng; tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Sau khi bệnh đã ổn định không cần dùng thuốc song vẫn nên tiếp tục thực hiện yêu cầu trên.
Chữa tăng mỡ máu: chuối hột già còn xanh (để cả vỏ) phơi khô, sao vàng, hạ thổ, sắc với 3 bát ăn cơm nước lấy một bát, uống lúc nóng, khi no, mỗi lần một bát.
Trái chuối hột: chữa hắc lào, lấy trái xanh còn ở trên cây, cắt đôi, hứng lấy nhựa, bôi hàng ngày vào chỗ hắc lào. Trái chuối hột còn non, xắt mỏng, trộn với rau sống ăn với sứa, với gỏi cá giảm độ tanh và đề phòng tiêu chảy.
Vỏ trái chuối hột: chữa kiết lỵ, lấy 20g vỏ trái chuối hột, 20g vỏ trái lựu, 10g búp ổi, phơi khô, xắt nhỏ, sắc lấy nước uống. Chữa đau bụng kinh, lấy 40g vỏ trái chuối hột, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột. Quế chi 4g, cam thảo 2g, tán bột. Trộn đều luyện với mật ong thành viên 5g, uống 1 viên 3 lần trong ngày chiêu với nước ấm. Hay chữa kiết lỵ ra máu, dùng củ chuối hột kết hợp với củ sả, mỗi thứ 4g, xắt nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống cả 1 lần trong ngày.
Củ chuối hột: chữa cảm nắng, sốt cao, lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống có thể chữa được cảm nắng, sốt cao, mê sảng.
Lá chuối hột chữa băng huyết, nôn ra máu: lấy 10g lá chuối hột và 20g tinh tre, phơi khô đem đốt tồn tính tán nhỏ, hãm nước sôi uống ngày 1 lần.
Hoa chuối: chữa sản phụ thiếu sữa, hoa chuối hột xắt nhỏ, luộc hoặc làm gỏi ăn để tăng tiết sữa ở sản phụ mới sinh con. Ngoài ra, hoa chuối luộc hoặc trộn gỏi gà ăn để tăng cường chất xơ chống táo bón, nhưng nhớ luộc kỹ để loại bỏ chất chát. Uống nước hoa chuối còn giúp loại axít uric và cặn lắng trong bàng quang, giúp loại bỏ chất độc trong người. Đặc biệt, do bắp chuối ở trên cây nên đảm bảo sạch và không có thuốc trừ sâu, an toàn hơn các loại rau khác.
Thân chuối hột: giúp ổn định đường huyết, chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 - 25cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...