Chứng trầm cảm theo mùa: Dấu hiệu và cách điều trị chớ dại bỏ qua
Trầm cảm theo mùa hay còn gọi là rối loạn cảm xúc (SAD) là một căn bệnh phổ biến nhưng rất khó phát hiện vì những dấu hiệu của bệnh thay đổi theo từng giai đoạn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm thường trở lại và biến mất vào một thời điểm cố định hàng năm. Thông thường, các triệu chứng rối loạn cảm xúc theo mùa xuất hiện trong thời gian cuối mùa thu hay mùa đông và biến mất vào mùa xuân hoặc hè. Tuy nhiên cũng xuất hiện một số ít trường hợp khác, chứng trầm cảm có thể biểu hiện ở những khoảng thời gian ngược lại.
Dấu hiệu và cách điều trị khi mắc chứng trầm cảm theo mùa
Dấu hiệu của hội chứng trầm cảm theo mùa
Trầm cảm theo mùa là một nhóm nhỏ của trầm cảm và xảy ra theo từng mùa. Do đó, các dấu hiệu của hội chứng này thường khá giống với những dạng trầm cảm thông thường khác và rất khó phát hiện.
Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho biết, nếu chú ý bạn vẫn có thể nhận biết một vài triệu chứng điển hình của hội chứng trầm cảm theo mùa để sớm được điều trị.
Trầm cảm theo mùa thu và mùa đông:
- Khó chịu, dễ nổi nóng với người xung quanh.
- Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng.
- Gặp vấn đề trong giao tiếp với người khác.
- Quá nhạy cảm khi bị từ chối.
- Cảm giác nặng nề ở cánh tay hoặc chân.
- Ngủ quá nhiều.
- Không hứng thú với "chuyện ấy".
- Ăn không ngon miệng dẫn đến biếng ăn và sụt cân.
Trầm cảm theo mùa xuân và mùa hè:
- Gia tăng ham muốn tình dục.
- Thường xuyên lo lắng.
- Dễ bị kích động.
- Thèm ăn hơn đặc biệt là các món giàu tinh bột (như cơm, bánh mì...).
- Hiếu động thái quá.
Cách điều trị trầm cảm theo mùa
Đối với những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm theo mùa ở mức nhẹ có thể cải thiện tình hình bằng cách tăng cường hoạt động ngoài trời, đặc biệt vào những ngày có nắng nhẹ.
Theo các chuyên gia, thiếu ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm theo mùa. Bởi khi thiếu tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ làm giảm serotonin, một chất có ảnh hưởng đến tâm trạng.
Còn với những người có dấu hiệu bệnh nặng như suy nghĩ tiêu cực, thường xuyên có ý định tự tử cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách. Hiện tại, có 3 phương pháp điều trị hội chứng trầm cảm theo mùa là: liệu pháp ánh sáng, uống thuốc, chữa trị về tâm lý và hành vi.
Nhìn chung, chứng bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa khỏi chỉ bằng việc tự thay đổi những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.
Hy vọng sau khi biết về những dấu hiệu mắc chứng trầm cảm theo mùa, bạn sẽ chú ý hơn đến bản thân và sớm tìm được cách điều trị bệnh hiệu quả nhất!
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...