Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai - Những nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục hiệu quả
Nội dung của bài viết:
Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng chóng mặt buồn nôn khi mang thai. Việc này ảnh hưởng không ít đến công việc, sinh hoạt của mẹ bầu, sức khỏe của mẹ bầu. Vậy đâu nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt này là gì và cách giảm thiểu giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn trong thai kì.
Chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu
Chóng mặt buồn nôn khi mang thai có thể xuất hiện vào bất cứ giai đoạn nào của thai kì. Với giai đoạn 3 tháng đầu, hiện tượng này xuất hiện ở bà bầu có thể do những nguyên nhân sau:
Thay đổi hormone và hạ huyết áp
Triệu chứng chóng mặt buồn nôn khi mang thai xuất hiện ở 3 tháng đầu là do khi mới mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ thay đổi. Lưu lượng máu lúc này cũng tăng cao và được đẩy mạnh hoạt động đi khắp cơ thể, tập trung thêm vào thai nhi.
Huyết áp của mẹ bầu sẽ bị biến động, giảm xuống hay còn gọi là tụt huyết áp. Triệu chứng này sẽ được mẹ bầu cảm nhận thấy rõ rệt khi chuyển từ nằm sang ngồi, sang đứng hoặc đang ngồi lâu, đột ngột đứng dậy đi lại.
Nói chung hiện tượng này cũng không quá đáng ngại hoặc gây ra những biến chứng trong thai kì. Chỉ cần mẹ bầu chú ý ăn uống đủ chất, sinh hoạt khoa học sẽ giúp triệu chứng này mất đi ở những giai đoạn sau của thai kì.
Do tình trạng ốm nghén
Với những bà bầu mắc phải tình trạng ốm nghén nặng thì cũng sẽ cảm thấy chóng mặt khi bị nôn dữ dội. Nôn nhiều, lại không ăn được sẽ khiến cơ thể mẹ bầu thiếu chất điện giải, máu lên não chậm sẽ càng khiến tình trạng chóng mặt nặng nề hơn.
Tuy nhiên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ giảm dần vào thời gian sau đó khi triệu chứng ốm nghén không còn quá mạnh.
Mang thai ngoài tử cung
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi mang thai còn có thể là biểu hiện nguy hiểm của mang thai ngoài tử cung. Thông thường sau khi quá trình thụ tinh diễn ra, hợp tử sẽ di chuyển về tử cung làm tổ. Nhưng trường hợp này, hợp tử lại làm tổ ở một vị trí khác trong buồng trứng thay vì ở buồng tử cung.
Ngoài tình trạng buồn nôn, chóng mặt, chị em sẽ còn thấy bụng đau dữ dội kèm chứng xuất huyết âm đạo. Nếu không được xử lý kịp thời, bào thai lớn dần có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ.
Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa
Một số mẹ bầu chuyển sang tam cá nguyệt thứ hai vẫn còn mắc phải triệu chứng chóng mặt buồn nôn khi mang thai. Ngoài nguyên nhân huyết áp thấp vẫn theo sang giai đoạn này thì còn một số nguyên nhân khác mẹ bầu cần chú ý:
Áp lực của tử cung
Sang tam cá nguyệt thứ 2, bào thai lớn dần, tạo áp lực lên thành tử cung, các mạch máu xung quanh khu vực này cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng chóng mặt. Triệu chứng này mẹ bầu sẽ còn cảm nhận được khi nằm ngửa. Tĩnh mạch chủ dưới đưa máu trở về tim bị chèn ép khiến máu lên não chậm.
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh khá nguy hiểm trong thời kỳ mang thai. Lượng đường trong máu của bạn tăng quá cao, các tế bào bị mất nước nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Để kiểm soát lượng đường, mẹ bầu cần chú ý đi khám thai giữa tuần 24 và 28.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết do lượng đường trong máu của mẹ bầu thấp. Tình trạng này ngược lại với chứng tiểu đường thai kì. Hạ đường huyết khi mang thai cũng sẽ gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu.
Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối
Triệu chứng chóng mặt và buồn nôn vẫn có thể kéo dài đến tam cá nguyệt thứ 3. Nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng sẽ giống như hai tam cá nguyệt trước. Nhưng đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng của thai kỳ nên bất cứ biểu hiện bất thường nào cũng đều cần được theo dõi nghiêm túc, cẩn thận.
Nếu tình trạng chóng mặt vẫn kéo dài ở 3 tháng cuối thì bạn cần tìm đến bác sĩ để nhận phương pháp điều trị hợp lý.
Giảm chóng mặt buồn nôn khi mang thai
Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai dù do nguyên nhân nào thì cũng đều có thể gây ra những nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Trong khi đó, để giảm mệt mỏi, chóng mặt buồn nôn khi mang thai lại có rất nhiều cách đơn giản, hiệu quả mà mẹ bầu có thể áp dụng tại nhà được.
- Mẹ bầu hãy hạn chế đứng lâu hoặc ngồi quá lâu. Nhưng nếu có thể thì hãy ngồi nhiều hơn thì tốt hơn. Khi đứng lên sau một thời gian dài ngồi thì bạn nên đứng dậy thật từ từ, chậm rãi. Bạn không nên đứng dậy quá đột ngột.
- Một gợi ý hợp lý cho các mẹ bầu là khi đứng dậy, mẹ bầu có thể nhờ những người xung quanh giúp đỡ mình để tránh trường hợp bị ngã vì loạng choạng.
- Mẹ bầu không nên nằm ngửa ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Sang tam cá nguyệt thứ 2, bào thai lớn dần, tạo áp lực lên thành tử cung, các mạch máu xung quanh khu vực này cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng chóng mặt. Nếu mẹ bầu nằm ngửa dễ khiến các mạch máu bị chèn ép khiến máu lên não chậm.
- Với những mẹ bầu dễ bị hạ đường huyết thì nên áp dụng chế độ ăn giàu năng lượng. Ngược lại, với mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kì, nên hạn chế tối đa thực phẩm ngọt, đồ ngọt, chất béo trong thực đơn.
- Tích cực uống nhiều nước để cơ thể không mất nước. Nhất là với những mẹ bầu nôn nhiều. Tình trạng mất nước cũng sẽ khiến cho mẹ bầu dễ chóng mặt nhiều hơn.
- Không mặc trang phục quá gò bó trong toàn bộ thai kỳ. Trang phục gò bó sẽ khiến cho sự vận động của mẹ bầu khó khăn hơn. Hơn nữa, mặc quá bó cũng sẽ khiến thai nhi ở trong bụng khó chịu hơn.
- Mẹ bầu không nên tắm nước quá nóng. Nước nóng sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu hơn.
- Nơi ở và nơi làm việc của mẹ bầu cần thoáng đãng, tránh không gian kín, ngột ngạt. Nếu bắt buộc phải làm việc trong không gian kín, mẹ bầu nên thường xuyên đứng dậy đi lại hoặc ra ngoài hít thở một chút không khí thoáng đãng giúp khí huyết lưu thông tốt hơn
Ngoài ra để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi thì khi chóng mặt, buồn nôn, lại kèm theo cả những cơn đau đầu, tức ngực, mệt mỏi, mờ mắt, xuất huyết âm đạo thì mẹ bầu cũng nên tìm ngay đến bác sĩ.
Tránh trường hợp mẹ bầu tự xử lý hoặc nhờ người thân giải quyết tình trạng khó chịu giúp mình bằng cách tự mua thuốc bên ngoài về uống.
Chóng mặt buồn nôn khi mang thai sẽ không còn là câu chuyện ám ảnh mỗi mẹ bầu nếu bạn biết cách tự chăm sóc tốt cho bản thân mình. Hãy chú ý tới những biểu hiện thai kỳ kì lạ của mình và tìm tới các cơ sở y tế thăm khám để nhận được sự tư vấn hợp lý nhất.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.