Chỉ còn 10% cơ hội sống sau nhiễm loại nấm hiếm gặp, siêu nguy hiểm
Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Bệnh viện TƯQĐ 108 thời gian gần đây tiếp nhận nhiều ca với chẩn đoán: viêm màng não virus, viêm màng não do HSV,... Trong số đó, có một trường hợp đặc biệt là bệnh nhân nam mắc bệnh viêm màng não do nấm Cryptococcus. Bệnh này tỉ lệ tử vong rất cao, nhiều biến chứng, di chứng.
Bệnh nhân nam tên V.V.H, 26 tuổi đến khám trong tình trạng sốt 38 độ C, không có cơn rét run, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau cột sống lưng, buồn nôn, không nôn, ý thức bệnh nhân chậm chạp, có hội chứng màng não.
Người nhà cho biết bệnh nhân khởi phát bệnh khoảng 3 ngày nay, ở nhà đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không thuyên giảm.
Ngay lập tức, bác sĩ tiến hành chọc dịch não tủy cho kết quả màu sắc đục nhẹ, cấy dịch não tủy ra vi nấm Cryptococcus. Kết quả chẩn đoán khiến bác sĩ và bệnh nhân lo lắng do bệnh này tỉ lệ tử vong rất cao, lên đến 90%.
Bệnh nhân được điều trị bằng các phương pháp truyền dịch, kháng sinh chống bội nhiễm, thuốc chống nấm, chống phù não, bổ gan, thuốc giảm đau, nuôi dưỡng…
Sau khi tình trạng ổn định, anh V được ra viện. Ban đầu khi ra về, do tác dụng phụ của thuốc và di chứng, bệnh nhân mặt to, người giữ nước, mắt mờ gần như không nhìn thấy gì. Một thời gian sau, bệnh nhân đã trở lại cuộc sống bình thường. Đây là một kỳ tích đến với bệnh nhân trẻ tuổi này.
Viêm màng não do nấm Cryptococcus là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương hiếm gặp, thường ở những người suy giảm miễn dịch, chủ yếu diễn biến kéo dài, có tỉ lệ vong cao, khó chẩn đoán nếu không có sự hỗ trợ cận lâm sàng.
Những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm nấm Cryptococcus bao gồm:
Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu như
- Người mắc bệnh HIV/AIDS
- Người điều trị bệnh bằng thuốc corticoid liều cao, kéo dài
- Người đã trải qua hóa trị, xạ trị để điều trị ung thư
- Người từng cấy ghép nội tạng
- Người mắc bệnh Hodgkin
- Người nông dân, người chim bồ câu, chim cảnh
- Người sống ở vùng trồng nhiều cây bạch đàn.
Để phòng ngừa nhiễm nấm Cryptococcus cần lưu ý các điều sau:
- Tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm nấm, hạn chế nuôi chim bồ câu hay chim cảnh, tránh quét dọn chuồng chim, hạn chế sống ở những vùng trồng nhiều cây bạch đàn.
- Thường xuyên tẩy rửa những nguồn nhiễm nấm bằng các dung dịch tẩy trùng cloramin B, javel,…
- Tránh các khu vực có nhiều khói bụi, ô nhiễm đặc biệt nếu có hệ miễn dịch yếu.
- Không hút thuốc lá vì hút thuốc lá sẽ làm tăng sự lắng đọng các bào từ ở đường hô hấp.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước.
- Phải sử dụng đúng liệu trình thuốc kháng nấm và các thuốc điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ, không ngừng thuốc kể cả khi triệu chứng đã cải thiện.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện các bất thường về sức khỏe.
Bác sĩ khuyến cáo cần cảnh giác với các triệu chứng sau: Sốt, đau đầu gia tăng, ý thức suy giảm, buồn nôn, có thể có cơn động kinh, giảm thị lực dẫn đến mù. Các triệu chứng trên kéo dài, dùng thuốc không đỡ, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời nhất, nhằm tránh hậu quả đáng tiếc.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....