Chế độ ăn gây tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ là tình trạng dư thừa chất béo trong máu gồm cholesterol cao, triglyceride cao và tăng mỡ máu hỗn hợp. Sự tích tụ này có thể khiến các chất béo tích tụ trong các mô của cơ thể, kể cả trong động mạch. Điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như bệnh tim.
Theo Medical News Today, một số yếu tố có thể gây ra tình trạng này, bao gồm di truyền, chế độ ăn uống, lối sống và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác.
Yếu tố di truyền
Nhiều người bệnh bị mỡ máu cao là do di truyền. Ví dụ, tăng cholesterol máu gia đình (FH) là khi cholesterol cao xảy ra trong một gia đình. FH ảnh hưởng đến khoảng 1/200-500 người trên toàn thế giới. Biết tiền sử gia đình mắc bệnh cholesterol và bệnh tim có thể giúp mọi người quyết định xem có muốn xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình có bị cholesterol cao hay không.
Chế độ ăn uống và lối sống
Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa cũng có thể gây ra mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu cao. Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa bao gồm:
- Các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn phô mai, kem và bơ
- Đồ ăn có đường, chẳng hạn bánh ngọt, bánh quy và kem
- Thịt béo hoặc đã qua xử lý, chẳng hạn xúc xích, thịt xông khói
- Thực phẩm có chứa dầu dừa, dầu cọ hoặc mỡ lợn
Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa đặc biệt nguy hiểm vì chúng làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt. Thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa bao gồm:
- Đồ nướng như bánh quy, bánh nướng và bánh ngọt
- Thực phẩm chiên, béo, như gà rán, khoai tây chiên và bánh rán
- Bơ thực vật và dầu thực vật
- Kem cà phê không sữa
Các yếu tố chế độ ăn uống và lối sống khác có thể làm tăng cholesterol bao gồm:
- Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
- Không hoạt động thể chất
- Bị thừa cân hoặc béo phì
- Uống quá nhiều rượu
- Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn thuốc lợi tiểu.
Tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể làm tăng mức cholesterol, bao gồm:
- Bệnh tiểu đường
- Suy giáp
- Bệnh thận
- Bệnh gan
Điều trị mỡ máu có thể phụ thuộc vào mức cholesterol, tuổi tác và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hiện có. Các bác sĩ thường sẽ khuyến nghị người bệnh thay đổi lối sống để giải quyết tình trạng cholesterol cao. Những thay đổi này có thể bao gồm:
- Giảm hoặc cắt bỏ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
- Ăn uống lành mạnh hơn và tuân theo chế độ ăn kiêng với nhiều dầu cá, gạo lứt và mì ống, trái cây và rau quả
- Tập thể dục vừa phải để giảm cân - ít nhất 150 phút một tuần
- Bỏ thuốc lá hoặc vaping
- Cắt giảm rượu.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn một thìa bột hạt lanh mỗi ngày?
Hạt lanh, thường được gọi là "siêu thực phẩm", là nguồn dinh dưỡng dồi dào với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần bổ sung một thìa bột hạt lanh vào chế độ ăn hàng ngày có thể góp phần đáng kể vào sức khỏe tổng thể của bạn.
Mỗi ngày 3 quả táo đỏ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng 3 trường hợp nên hạn...
Táo đỏ được coi là thần dược của thiên nhiên với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc lạm dụng nó lại chính là con dao hai lưỡi mà không phải ai cũng biết.
Điểm danh những thực phẩm tuyệt vời dành cho bữa sáng, tuyệt đối đừng nên bỏ qua
Đây đều là những món ăn nhanh, gọn rất tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho người dùng.
9 thực phẩm mùa đông giúp giảm cân hiệu quả
Ăn khoai lang, cà rốt, rau lá xanh, củ cải đường… là thực phẩm mùa đông giúp giảm cân hiệu quả.