Giai đoạn 9-12 tháng tuổi là thời điểm trẻ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo đà cho quá trình phát triển vượt trội. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn chưa biết làm thế nào để thiết lập chế độ ăn cho trẻ 9-12 tháng tuổi một cách hợp lý và đúng đắn nhất. Bài viết sau sẽ chia sẻ với các bạn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ 9-12 tháng tuổi.

Đa dạng hóa chế độ ăn cho trẻ 9 - 12 tháng tuổi

Gợi ý chế độ ăn cho trẻ 9-12 tháng tuổi - Ảnh minh họa: Internet

Độ tuổi từ 9 - 12 tháng là giai đoạn các bé đã có thể ăn được đa dạng các loại thực phẩm. Bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ hoặc là bú bình với tần suất 3-4 lần/ ngày, khi bé ở trong độ tuổi này, các bố mẹ nên chuẩn bị bổ sung dinh dưỡng từ đa dạng các nguồn thực phẩm hơn cho bé.

Việc bổ sung thức ăn cho trẻ với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng một mặt giúp bé sau này không bị kén ăn, có chế độ ăn phong phú hơn, mặt khác giúp cơ thể bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí óc.

Khi ở độ tuổi 9-12 tháng này, sữa mẹ chưa hoàn toàn cung cấp nguồn sắt dồi dào, vì cơ thể bé chỉ có thể hấp thụ và dự trữ lượng sắt từ sữa mẹ cho đến 8 tháng tuổi. Cho nên vào thời điểm 9-12 tháng tuổi, các loại thịt là một nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng và bổ sung chất sắt rất tốt cho các bé. Các bạn hoàn toàn có thể chế biến cho trẻ các món ăn từ thịt ở giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi.

Bé từ 9-12 tháng tuổi có thể ăn những món gì?

Bé từ 9-12 tháng tuổi là độ tuổi cho bé ăn dặm được. Đây là giai đoạn bé bước đầu chuyển từ ăn hoàn toàn sữa mẹ sang ăn các loại thức ăn chế biến. Trẻ phát triển rất nhanh theo từng tháng, và mỗi tháng tuổi thì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại khác nhau.

Trẻ chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang ăn kết hợp thức ăn ngoài - Ảnh minh họa: Internet

Khi nấu ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi, các bạn cần chú ý bổ sung các loại thịt hầm nhừ, thịt băm nhuyễn nấu cùng cháo và rau củ quả. Nhiều cha mẹ lầm tưởng rằng chỉ cần hầm xương lấy nước dùng cho bé ăn là đã cung cấp được đủ chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, cha mẹ nên chú ý trong giai đoạn này, nên cho trẻ ăn cả các loại thịt, cá, rau củ. Chỉ ăn nước hầm xương sẽ không thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ từ 9 đến 10 tháng tuổi.

Một gợi ý khác dành cho các độc giả là cha mẹ đang nuôi con ở độ tuổi này đó là nên ninh nhừ một nồi cháo riêng. Vào mỗi bữa ăn, bạn có thể múc cháo ra và cho thêm thịt, cá, rau củ quả và một chút dầu ăn chứa DHA vào khẩu phần cháo của trẻ. Đây là một biện pháp giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.

Bổ sung thịt, cá, rau xanh vào khẩu phần của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, khi xây dựng thực đơn cho trẻ, các bạn nên kiểm tra trước cũng như đong đếm khối lượng của từng loại thịt hay củ quả bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn nhạy cảm.

Chỉ nên cho trẻ ăn 1 loại thịt/tuần, lượng thịt khoảng 1 muỗng canh/lần/ngày. Bạn có thể cho trẻ ăn thịt vào cả 3 bữa trong ngày. Hãy nghiền nhỏ và nấu nhừ thịt nạc với một ít gia vị. Lưu ý không nên nêm quá mặn vì nhiều muối gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Lưu ý đến lượng dinh dưỡng có trong khẩu phần của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Bạn có thể tăng lượng trái cây và củ quả trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ để bổ sung thêm nhiều chất xơ và vitamin. Bạn cũng có thể bổ sung thêm trứng mỗi tuần một lần, nhưng chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng. Đến khi bé được 1 tuổi mới có thể cho ăn cả lòng trắng bởi vì có một số trẻ nhạy cảm với lòng trắng trứng.

Các bạn cũng có thể áp dụng các món ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi với một chế độ như sau:

Bú sữa mẹ

Một ngày cho bé ăn 3 bữa bột 10%. Mỗi bữa khoảng 200g bột, hoa quả tùy vào thể trạng của từng bé, bao gồm:

Bột gạo: 10g

Nước: 200ml

Thịt lợn băm:10g

Rau xanh:10g

Dầu ăn:5g

Hoa quả : 60g

Những điều cần lưu ý đối với chế độ ăn cho trẻ 9-12 tháng tuổi

Thực đơn trên các bạn có thể áp dụng cho các bé trong độ tuổi từ 9-12 tháng tuổi vì đây là độ tuổi các bé mới bước đầu làm quen với thức ăn chế biến sau một thời gian dài bú sữa mẹ. Do đó, các cha mẹ không nên quá gượng ép con mình khi ăn uống. Các bạn nên tập cho bé dần dần cách ăn dặm, tránh đốt cháy giai đoạn.

Khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ, các bạn nên chú ý phải cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất: bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện.

Cho trẻ ăn bột ăn dặm rồi dần chuyển sang cháo - Ảnh minh họa: Internet

Áp dụng phương pháp ăn dặm “từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều” cho trẻ. Ban đầu bạn có thể cho trẻ ăn bột, sau đó cho trẻ ăn cháo gạo xay và chuyển sang cháo hạt. Tuy nhiên, bạn vẫn phải nhớ nguyên tắc là không được ép trẻ ăn quá nhiều.

Nên để trẻ ăn theo khả năng chứ không nên ép - Ảnh minh họa: Internet

Với những thông tin trên đây, các bố mẹ phần nào đã có thể trang bị cho mình những kiến thức hữu ích khi chăm sóc cũng như xây dựng chế độ ăn cho trẻ 9-12 tháng tuổi.