Chạy bộ để rèn luyện sức khỏe, cô gái gặp sự cố nhớ đời khi mắc kẹt gần 2 tiếng trên sân thượng chung cư
Gần đây, trên mạng xã hội Facebook, chị Võ Thuỳ Linh (32 tuổi, Hà Nội) chia sẻ trải nghiệm sinh tồn khi mắc kẹt tại sân thượng chung cư và không có phương tiện liên lạc.
Bài viết thu hút gần 4000 lượt tương tác của người dùng mạng.
Thùy Linh chia sẻ, hàng ngày, chị có thói quen chạy bộ để rèn luyện sức khoẻ. Tuy nhiên hôm đó, chị quyết định leo bộ lên nóc chung cư tầng 28. Điều đáng nói là chị đã không mang theo một chiếc điện thoại có sim vì nghĩ rằng mình sẽ không dùng đến. Và sự cố hy hữu xảy ra.
Chị Linh kể, lúc 6h30, chị hoàn thành việc đi bộ lên sân thượng. Thế nhưng, khi quay xuống, chị bàng hoàng phát hiện ra đây là cửa 1 chiều, muốn mở phải có khoá. Chị Linh vô cùng lo lắng vì khi đi tập thể dục, chị chỉ mang theo một chiếc máy không sim để nghe audio. Lúc này chị lấy hết sức bình tĩnh để tìm kiếm sự trợ giúp.
Tuy nhiên ở trên sân thượng cao tầng, không dễ dàng để dò sóng wifi nhằm phát các tín hiệu cầu cứu. Để cứu vãn tình thế, chị quyết tìm mọi cách dò các địa chỉ wifi để có thể liên lạc với chồng nhưng không vào được cái nào.
Ngay lập tức, chị nghĩ đến việc viết một ghi chú rồi bật airdrop với hi vọng ai đó nhận được có thể biết lời thỉnh cầu của mình. Nhưng tiếc thay, với độ cao như vậy, không có chiếc iPhone nào ở gần. Lúc này chị Linh bắt đầu rơi vào hoảng sợ.
Chị Linh đi loanh quanh sân thượng và phát hiện ra một chỗ duy nhất có thể đứng nhòm xuống để kêu người ở dưới. Thuỳ Linh hét lên “Có ai không, giúp em với” nhưng không ai phản hồi. Lan can quá cao khiến chị bị che mất tầm nhìn và bên ngoài cũng rất khó nhìn vào được xem bên trong sân thượng có gì.
May mắn thay, chị quan sát thấy một toà nhà cách đó 50-100m đang được xây dựng và có mấy anh công nhân đang làm việc. Sau khi tìm đủ cách để gây sự chú ý, các anh công nhân cũng nghe được loáng thoáng và đoán ý chị đang bị mắc kẹt nên tìm cách báo với tòa nhà.
Cuối cùng, đến khoảng 8h15, bộ phận an ninh của tòa nhà đã lên ứng cứu người phụ nữ trẻ sau gần 2 tiếng mắc kẹt.
Đây là một bài học quan trọng đối với những hộ gia đình sống tại chung cư cao tầng.
- Đặc biệt, ở những gia đình có con nhỏ, việc trang bị cho con trẻ kỹ năng thoát hiểm là điều không thể xem nhẹ.
- Để phòng tránh sự cố không mong muốn này, cư dân không nên tự ý lên sân thượng trừ khi được chủ đầu tư cho phép.
- Ở những gia đình có con nhỏ, việc trang bị cho con trẻ kỹ năng thoát hiểm là điều không thể xem nhẹ. Thực tế chỉ ra rằng hầu hết trẻ nhỏ đều hiếu động, hay có thói quen khám phá những khu vực mới mẻ nhưng lại đầy nguy hiểm để bày trò chơi. Sân thượng, thang máy và tầng hầm thường được các bé yêu thích chơi trốn tìm, hoặc thả diều, đá banh.
- Sân thượng thường được các bé trai yêu thích để thả diều hoặc trốn tìm. Khu vực này thường không có rào chắn hoặc tường bao rất thấp, lại không có người vào ra. Vì vậy, nếu không để ý trẻ có thể xảy ra tai nạn.
- Khi ra ngoài, mỗi người nên mang theo điện thoại có sim để có thể kêu gọi trợ giúp. Khi gặp chuyện không mong muốn, cần giữ một thái độ bình tĩnh để tìm cách giải quyết.
- Ban quản lý chung cư cần có biển cảnh báo về các lối thoát hiểm, quy định rõ ràng về việc ra vào sân thượng.
Điểm danh những thực phẩm là ‘vua hại thận’, nếu muốn thận được khỏe mạnh bạn không nên ăn nhiều
Thận đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, vì thế bảo vệ thận khỏe mạnh là điều rất cần thiết mà ai ai cũng nên chú ý.
Mật ong rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn đã biết uống mật ong vào thời điểm nào là tốt...
Trong mật ong có nhiều thành phần giúp cải thiện sức khỏe, thậm chí có tác dụng làm đẹp. Tuy nhiên, tùy thời điểm uống mà tác dụng của mật ong phát huy hiệu quả nhất.
Những loại rau, củ chứa ‘độc’ rất dễ gây ung thư, dù bán rẻ mấy bạn cũng không nên mua
Có những loại rất quen thuộc, nhưng thật sự bạn không nên để gia đình sử dụng. Vì khi cơ thể tích tụ càng nhiều chất này sẽ rất dễ bị ung thư.
5 vật dụng trong nhà dễ trở thành "ổ chứa" chất gây ung thư
Formaldehyde đã được WHO xếp vào nhóm chất gây ung thư nguy hiểm khi tiếp xúc qua đường hô hấp. Chất độc hại này có thể "lẩn trốn" trong rất nhiều vật dụng gia đình.