Đặc điểm trẻ sơ sinh non tháng

- Cơ quan sinh dục chưa phát triển; Dễ bị lạnh; Dễ tổn thương: Dễ nhiễm trùng và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, kéo dài khác:

Hô hấp: Suy hô hấp (thở yếu); Ngưng thở; Phổi chưa phát triển; Bệnh phổi mạn.

- Tim mạch: Còn ống động mạch; Chậm nhịp tim; Huyết áp không ổn định.

- Tiêu hóa: Chưa bú được; Ăn khó khăn, khó tiêu; Viêm ruột hoại tử.

- Thận: chưa trưởng thành.

- Máu, chuyển hóa: Dễ thiếu máu nên thường cần truyền máu; Vàng da.

- Thần kinh: Xuất huyết não; Bệnh lý não non tháng; Co giật.

- Mắt: Bệnh lý võng mạc trẻ sanh non (ROP).

Ảnh minh họa: Internet

Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng?

Tùy tuổi thai, cân nặng, bệnh lý mà trẻ có thể cần những phương tiện hỗ trợ và quá trình chăm sóc khác nhau - lồng ấp, giường sưởi.

- Dụng cụ theo dõi nhịp tim, oxy máu.

- Dụng cụ hỗ trợ hô hấp (oxy, NCPAP, máy thở).

- Đường truyền tĩnh mạch: truyền dịch, thuốc.

- Đặt ống thông dạ dày.

- Sữa mẹ.

- Kháng sinh, thuốc.

- Chăm sóc kangaroo (da kề da).

- Thường cần chụp X-quang, xét nghiệm máu.

- Trẻ cần thời gian để bắt kịp tăng trưởng, phát triển.

- Thời gian nằm viện thường kéo dài, tùy tình trạng của bé.

Khi nào trẻ non tháng được về nhà?

- Bệnh lý hay các vấn đề nghiêm trọng đã được giải quyết.

- Thân nhiệt ổn định, có thể ngủ trong nôi bình thường không cần lồng ấp.

- Tự bú đủ.

- Không còn ngưng thở hay giảm nhịp tim.

- Bố mẹ có thể chăm sóc trẻ.

Hội chứng suy hô hấp trẻ sơ sinh (bệnh màng trong)

Ảnh minh họa: Internet

 

Đây là bệnh xảy ra khi phổi trẻ chưa phát triển đầy đủ hoặc do vấn đề về gien (bẩm sinh) làm cho phổi trẻ thiếu một chất hoạt diện gọi là surfactant, chất này giúp phổi trẻ nở tốt và đồng đều sau sinh. Bệnh này khiến cho trẻ khó thở, thường xảy ra trên trẻ non tháng, trẻ càng non tháng nguy cơ bị bệnh càng cao.

Trẻ nào có nguy cơ bị bệnh?

Trẻ non tháng, cân nặng lúc sinh thấp.

Sinh mổ.

Mẹ mắc đái tháo đường…

Biểu hiện của bệnh
Thường có biểu hiện sớm sau sinh và ngày càng nặng hơn. Trẻ có thể tím, thở nhanh, thở rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng, nghe tiếng rên khi trẻ thở.

Chẩn đoán

- Bé cần được bác sĩ thăm khám. Làm những xét nghiệm máu để loại trừ nhiễm trùng, kiểm tra mức oxy máu… Chụp X-quang phổi.

Điều trị sẽ như thế nào?
Mục tiêu chính là giúp trẻ thở tốt.

Trước sinh:

- Nếu trẻ có nguy cơ sinh non, mẹ có thể được chích steroids trước sinh (còn gọi là chích thuốc trưởng thành phổi). Thuốc steroids kích thích phổi trẻ trưởng thành.

Sau sinh:

- Bé sẽ được chuyển đến phòng hay khoa hồi sức tích cực.

- Được hỗ trợ hô hấp với oxy, NCPAP (dụng cụ hỗ trợ áp lực và oxy qua một hệ thống gắn vào mũi trẻ), hoặc nặng hơn trẻ có thể phải thở máy.

- Trẻ có thể cần được bơm chất surfactant nhân tạo vào phổi để bù lượng bị thiếu.

- Ngoài ra trẻ còn cần được điều trị những vấn đề kết hợp khác như non tháng, nhiễm trùng…

- Trẻ có thể cần được nằm viện trong nhiều ngày tới nhiều tháng tùy thuôc vào độ nặng của bệnh.

Tiên lượng của bị bệnh màng trong như thế nào?

Trẻ có thể gặp nhiều biến chứng khác nhau do vấn đề bệnh hay do biến chứng điều trị. Trẻ cần được theo dõi tái khám sau xuất viện, khám mắt, khám thính lực, cũng như sự phát triển tâm vận.

Lời khuyên của thầy thuốc

Chúng ta cần lưu ý điều gì sau khi trẻ xuất viện?

Cần được khám mắt, khám tai theo lịch hẹn

Theo dõi sự phát triển thể chất, tâm thần, vận động, bệnh lý sau xuất viện

Đừng quên chích ngừa cho trẻ