Phụ Nữ Sức Khỏe

7 cách tốt nhất khắc phục chứng đái dầm ở trẻ em

Theo các chuyên gia, trẻ em có hiện tượng đái dầm khi ngủ là bình thường. Có khoảng 2% trẻ em 5 tuổi đái dầm hàng đêm. Tuy nhiên, nếu trẻ trên 7 tuổi vẫn có thói quen này, bạn cần tham vấn bác sỹ khoa nhi để xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Những hiện tượng đái dầm ở trẻ

Đái dầm là chuyện rất bình thường đối với trẻ em. Hơn 15% trẻ em 5 tuổi không xác định được là bóng đái của mình đã đầy đến khi trẻ đái dầm hoặc không có khả năng điều khiển cơn buồn tiểu.

Đái dầm là chuyện rất bình thường đối với trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ đái dầm có thể phân thành 2 loại: Sơ cấp và Thứ cấp.

Đái dầm sơ cấp có nghĩa là trẻ đái dầm từ sơ sinh mà không hề gián đoạn. Trẻ em mắc loại này có thể đêm nào cũng đái dầm.

Đái dầm thứ cấp là loại trẻ có hiện tượng đái dầm trở lại sau khoảng thời gian không có biểu hiện này. Thời gian trẻ đái dầm trở lại thường dao động khoảng 6 tháng hoặc hơn.

Nguyên ngân khiến trẻ đái dầm

Những yếu tố phổ biến gây nên đái dầm sơ cấp có thể là một trong những hay kết hợp với những yếu tố sau:

- Trẻ không thể giữ được nước tiểu qua đêm.

- Trẻ không xác định được bóng đái của mình đã đầy khi ngủ.

- Trẻ kết thúc quá trình bài tiết nước tiểu quá nhiều vào buổi tối và ban đêm.

- Trẻ hiếm khi sử dụng nhà vệ sinh ban ngày và thường bỏ qua cơn muốn tiểu hay trì hoãn đi tiểu càng lâu càng tốt.

Đái dầm thứ cấp có thể là triệu chứng của một vấn đề nội khoa hoặc tình cảm với các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ phổ biến sau đây:

- Viêm đường tiết niệu: Gây nên các triệu chứng như tăng số lần đi tiểu, đau hoặc rát khi đi tiểu, luôn muốn đi tiểu. Trường hợp này ở trẻ em cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác như khiếm khuyết cấu trúc giải phẫu.

- Bệnh đái đường: Số lần đi tiểu tăng lên là một triệu chứng của bệnh đái đường.

- Khiếm khuyết giải phẫu hay cấu trúc: Bất kỳ khiếm khuyết nào trong các cơ quan, các cơ hay thần kinh có liên quan đến vấn đề tiểu tiện đều là nguyên nhân của đái dầm.

- Trục trặc về thần kinh: Những khiếm khuyết trong hệ thống thần kinh do chấn thương hay bệnh nào đó có thể gây xáo trộn cân bằng thần kinh điều khiển tiểu tiện.

- Vấn đề tình cảm: Những chịu đựng về áp lực hay sang chấn tâm lý thời thơ ấu có thể là nguyên nhân của đái dầm đối với trẻ em. Những thay đổi lớn như chuyển trường, có thêm em bé hoặc chuyển nơi ở mới có thể là nguyên nhân của đái dầm.

- Yếu tố di truyền: Đái dầm cũng có xu hướng di truyền. Trẻ em có bố mẹ trước đây từng đái dầm thường hay đái dầm hơn.

Con trẻ của bạn có thể đái dầm do một trong rất nhiều nguyên nhân. Để biết bé có phải chịu tác động của yếu tố đó không, bạn hãy kiểm tra chặt chẽ thời gian và số lần đái dầm. Nếu triệu chứng cho biết đó là loại đái dầm thứ cấp, bạn cần điều trị kịp thời để phòng các rắc rối sau này.

Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện rằng bé đái dầm từ lâu (đái dầm sơ cấp), đã đến lúc bạn cần giúp bé thay đổi thói quen ấy.

Các biện pháp khắc phục chứng đái dầm ở trẻ em

1. Kiểm soát lượng nước uống của bé

Kiểm soát chặt chẽ lượng nước trẻ uống sẽ hạn chế bé đái dầm - Ảnh minh họa: Internet

Kiểm soát chặt chẽ lượng nước trẻ uống, đặc biệt là vào buổi tối. Cha mẹ nên khuyên bé uống nhiều nước hơn vào ban ngày để làm giãn bóng đái và tăng thêm dung tích của nó. Về đêm, nhắc con không nên uống nước và các loại thức uống chứa cafeine quá nhiều. 

2. Động viên bé kiểm soát bóng đái

Bạn cũng nên giúp bé cố gắng nhịn thêm vài phút nữa mỗi khi chúng muốn đi tiểu. Thực hành như vậy vào ban ngày có thể giúp nâng cao khả năng kiểm soát bóng đái và cuối cùng là dừng thói quen đái dầm.

3. Khuyến khích sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên hơn

Trước khi đi ngủ nên nhắc trẻ đi vệ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Nói với bé đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt trước khi đi ngủ nhằm giúp chúng khắc phục chứng đái dầm.

4. Giúp trẻ thích ứng với việc thức giấc

Một cách khác giúp bé không đái dầm là giúp chúng thích ứng với việc thức giấc khi đang ngủ. Đặc biệt vào lúc khuya.

Mỗi khi bạn thức giấc trong đêm, bạn nên nhẹ nhàng đánh thức bé và bảo chúng xem có sử dụng nhà vệ sinh không. Dần dần chúng sẽ học cách xác định được khi nào muốn đi tiểu khi đang ngủ. Bạn có thể sử dụng chuông báo thức vào mục đích đó.

5. Trợ giúp con và không phạt

Cha mẹ hãy vui vẻ cùng bé thay đồ khi bé đái dầm - Ảnh minh họa: Internet

Một cách khác giúp bé khắc phục đái dầm là cùng con đi thay khăn trải giường mỗi khi đái dầm. Tuy nhiên, công việc phải là vui vẻ, bạn nên nhẹ nhàng và đừng làm như là hình phạt. Kéo bé vào hoạt động như vậy, dần dần bé có thể nâng cao ý thức điều chỉnh việc đi tiểu.

6. Bỏ dùng tã lót

Một trong những nguyên nhân chính khiến bé lên 5 tuổi vẫn đái dầm là do chúng dùng quá nhều tã lót. Dần dần hãy bỏ sử dụng tã lót và áp dụng các mẹo trên đây để giúp bé khắc phục đái dầm.

7. Thông cảm và kiên nhẫn

Cha mẹ hãy luôn cảm thông và kiên nhẫn mỗi khi bé đái dầm - Ảnh minh họa: Internet

Một yếu tố quan trọng khác để giải quyết đái dầm ở bé chính là cảm thông và kiên nhẫn. Hãy bình tĩnh và nhắc nhở bé rằng đái dầm là vấn đề bình thường đối với chúng và có thể khắc phục được theo thời gian.

Đừng quá nặng nề đối với thói quen đái dầm ở con trẻ. Đó là chuyện thông thường với bé chập chững và cuối cùng sẽ hết khi chúng lớn hơn. Đồng thời, bạn có thể cố gắng giúp bé giải quyết vấn đề bằng cách luôn bên cạnh bé và áp dụng các mẹo trên đây.

Nguồn: https://www.stylecraze.com/…/effective-home-remedies-to-cu…/

Nguyễn Văn (Theo StyleCrase)

Tin liên quan

Những mối nguy hiểm 'rình rập' trẻ ngay tại nhà

Nhiều bậc phụ huynh vẫn luôn cho rằng trong nhà chính là nơi an toàn nhất cho những đứa con...

Kinh hãi những khối u bé gái mang có cả răng, tóc, sụn

U quái buồng trứng không xâm lấn như ung thư buồng trứng nhưng có biến chứng xoắn làm hoại tử...

Con mắc bệnh, cha mẹ tưởng… hiếu động, thông minh

Thấy con nghịch ngợm nhưng nhanh nhẹn và tính toán giỏi nên gia đình cháu N.M.H. hoàn toàn bất ngờ...

Cách kiềm chế cơn nóng giận với con các mẹ cần biết

Sự “Ép buộc” tạo ra sự phản kháng. Sự “Tự quản” tạo dựng niềm tin. Các mẹ thông thái hãy...

Mẹ Mỹ kiện trường mầm non vì đã dạy con biết trước chữ 'O': Bài học đáng suy ngẫm cho...

Khi chưa biết chữ “O”, con gái bà có thể nói “O” là mặt trời, là quả táo, là quả...

Sinh non làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Nghiên cứu mới cho thấy, sinh non làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính sau này, theo báo...

Mẹ nên biết cách hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW để nuôi con khỏe mạnh, thông minh

Học cách hấp rau củ cho bé ăn dặm BLW, chị em sẽ giúp trẻ bổ sung được lượng chất...

Tin mới nhất

Phụ nữ có 3 chỗ này càng "có da có thịt" thì càng nhiều lộc, không phú quý cũng giàu...

5 giờ trước

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

19 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

19 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

19 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

19 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

23 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

23 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

23 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình