Đái dầm là căn bệnh mà dường như tất cả trẻ em đều gặp phải khi còn nhỏ. Bởi khi trẻ còn nhỏ, ý thức về tiểu tiện chưa rõ nên càng dễ đái dầm ngay cả ban ngày và khi ngủ ban đêm. Thường thì tình trạng này sẽ giảm hoặc không còn khi trẻ đã lớn. Tuy nhiên, nếu đã 4 tuổi mà con yêu nhà bạn vẫn bị đái dầm thì cần phải tìm biện pháp khắc phục. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn về cách chữa đái dầm cho trẻ 4 tuổi hiệu quả.
Nguyên nhân làm trẻ bị đái dầm
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ nhỏ bị đái dầm. Nhưng nhìn chung lại vấn đề chính vẫn là nằm ở bàng quang.
Trẻ còn nhỏ tuổi nên các bộ phận cơ thể chưa được hoàn thiện. Nếu như bàng quàng phát triển chậm hơn bình thường thì sẽ khiến trẻ bị đái dầm nhiều hơn. Đồng thời, bàng quang chứa được ít nước tiểu, túi bàng quang nhỏ cũng khiến cho trẻ bị đái dầm.
Nếu hệ thống thần kinh của trẻ chậm phát triển, kèm theo với đó là không có sự kiểm soát cơ của ống dẫn tiểu thì lúc này đái dầm là tình trạng dễ dàng xảy ra. Tuy ở độ tuổi từ 4 tuổi trở lên, trẻ đã có thể ý thức và nhận biết được khi nào mình mắc tiểu và có thể nhịn tiểu được. Nhưng lúc này tình trạng đái dầm không tự chủ vẫn diễn ra thì chứng tỏ các chức năng của bàng quang và hệ thần kinh thực vật chưa hoạt động tốt.
Bởi vậy, nếu như các mẹ thấy con mình đã 4 tuổi mà vẫn bị đái dầm về đêm hay bất kỳ thời gian nào trong ngày thì nhớ tìm cách khắc phục nhanh chóng nhé.
Cách chữa trị đái dầm cho trẻ 4 tuổi
Nên tạo cho trẻ thói quen lành mạnh
Để hạn chế cũng như cải thiện tình trạng trẻ bị đái dầm, mẹ cần tập cho con thói quen ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Cứ sau 5 giờ chiều hàng ngày, mẹ nên tập cho trẻ uống ít nước lại, nếu trẻ cứ đòi uống nước nhiều thì cố gắng chỉnh lại. Nếu được thì có thể để trẻ uống nhiều nước hơn vào ban ngày. Không nên cho trẻ uống sữa, nước ngọt trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ.
Nên tập cho trẻ tự đi tiểu trước khi đi ngủ vào buổi tối. Đồng thời, mẹ hãy đánh thức trẻ dậy vào nửa đêm và cho trẻ tự đi tiểu. Cách này tỏ ra công hiệu vì như vậy sẽ hạn chế được tình trạng trẻ bị đái dầm.
Tác động đến tâm lý của trẻ
Khá nhiều trường hợp trẻ nhận thức được rằng mình bị mắc tiểu nhưng lại làm biếng không đi tiểu. Khi bàng quang chứa lượng nước vượt quá mức cho phép thì ống bàng quang sẽ tự động mở ra và thoát nước tiểu ra ngoài. Lúc này đương nhiên chuyện bị đái dầm sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, các mẹ đừng nên mắng nhiếc, chửi đánh trẻ. Bởi nếu ảnh hưởng xấu đên tâm lý sẽ khiến trẻ mặc cảm và tình trạng đái dầm chắc chăn sẽ không thuyên giảm. Bởi vậy, mẹ cần nói chuyện nhẹ nhàng, khuyên bảo và giúp trẻ vượt qua mặc cảm và cố gắng thay đổi thói quen, hạn chế bị đái dầm tốt nhât.
Một số mẹo dân gian trị đái dầm cho trẻ 4 tuổi
Ngoài những cách đơn giản như nói trên, dân gian chúng ta có khá nhiều biện pháp khác mà các mẹ có thể áp dụng thử để trẻ nhanh hết bị đái dầm.
Bạn hãy thử dùng củ mài, màng mề gà, dế mèn đen, nhện, gan gà trống, bong bóng heo rồi đem nấu nước uống hoặc nướng lên tùy loại. Cho trẻ uống đều đặn thì tình trạng trẻ bị đái dầm sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Trên đây là một vài cách đơn giản để chữa bệnh đái dầm ở trẻ 4 tuổi. Mẹ hãy thử áp dụng và xem hiệu quả mà nó mang lại. Nếu như thực hiện mà không thấy đem lại kết quả thì tốt nhất mẹ nên đưa con thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời nhé.