Cảnh giác với viêm họng, viêm thanh quản mùa hè
N.H.G. (27 tuổi, sống ở Hà Nội), trong những ngày hè nóng nực có thói quen uống nước đá hoặc nước lạnh để giải nhiệt. Đặc biệt, cô còn hay ăn kem hoặc uống sinh tố có đá xay vào buổi tối trong khi xem phim giải trí.
Do uống nước đá lạnh dài ngày, một buổi sáng khi thức dậy, G. bị đau họng nặng, giọng khản đặc do đờm, không thể nói thành tiếng kèm sốt nhẹ, mệt mỏi. Ban đầu, cô không muốn đi khám vì nghĩ viêm họng bình thường.
Khoảng ba ngày sau, mức độ đau họng tăng lên, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống nên G. quyết định đi khám tại một phòng khám gần nhà, được chẩn đoán bị viêm họng.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết viêm họng, viêm thanh quản là tình trạng niêm mạc họng và biểu mô dây thanh bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do vi khuẩn, virus, nấm, dị ứng hoặc nhiễm lạnh.
Nguyên nhân khiến nhiều người bị viêm họng, thanh quản là do sự thay đổi nhiệt độ vùng họng do thói quen ăn uống. Khi thời tiết nóng bức, sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và cơ thể làm xuất hiện hiện tượng ra mồ hôi, trong thành phần mồ hôi bên cạnh nước, còn có muối, các khoáng chất.
Vì vậy, niêm mạc đường hô hấp trở nên khô khiến cơ thể cảm thấy khát, muốn uống nước lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ khi uống nước dẫn đến hiện tượng kích thích niêm mạc họng, thanh quản gây viêm, thay đổi môi trường sống của một số loại virus (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh), vi khuẩn phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu ß tan huyết nhóm A (khoảng 20%), liên cầu, phế cầu Friedlander, Pfeiffer,…
Cùng với đó, viêm họng, viêm thanh quản do nấm cũng hay gặp trong mùa hè, do thói quen sử dụng điều hòa. Nếu điều hòa không được vệ sinh thường xuyên, nấm sẽ phát triển, phát tán vào không khí trong nhà.
Viêm họng do trào ngược cũng hay gặp trong mùa hè do tần suất sử dụng bia lạnh tăng đột ngột, đây là một loại thức uống dễ gây kích ứng thực quản dạ dày. Một số thói quen chưa hợp lý trong sinh hoạt như uống rượu, bia, hát karaoke,… dễ kích ứng niêm mạc họng gây viêm.
Khi viêm họng, người bệnh có cảm giác ớn lạnh, rét kèm theo đau mỏi người, sốt, môi khô, lưỡi bẩn. Cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai, ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm.
Với viêm thanh quản, người bệnh có thể bị khàn tiếng đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, hứng một luồng khí lạnh của điều hòa vào vùng đầu mặt cổ hoặc sau một đợt viêm mũi họng có chảy dịch mũi sau xuống cổ.
Để điều trị viêm họng, viêm thanh quản cấp, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng kháng sinh, kháng viêm đường uống, hạ sốt, giảm đau tùy theo biểu hiện của người mắc bệnh (thường dùng nhóm hạ sốt là paracetamol trong mùa hè để phòng tránh nếu trùng với dịch sốt xuất huyết), corticoid liều cao ngắn ngày được coi là có hiệu quả tốt.
Một số biện pháp tại chỗ gồm khí dung họng, thanh quản bằng hỗn hợp dung dịch thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề hydrocortisol, gentamycine, α chymotrypsine; giữ ấm, chườm nóng vùng cổ cũng cần thiết, uống nước giá luộc nóng, uống trà gừng, ngậm kha tử, chanh đào ngâm mật ong; hạn chế nói trong 3-5 ngày; dùng thuốc súc họng có chất kiềm nhẹ NaHCO3, muối sinh lý,…
Để chủ động phòng bệnh, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào khuyên người dân cần sử dụng điều hòa đúng cách, giữ ấm vùng cổ khi sử dụng nhiệt độ điều hòa thấp dưới 26 độ. Khi sử dụng thực phẩm không để quá lạnh, nên hâm nóng đồ ăn tránh nguy cơ viêm họng.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....