Cần làm gì khi trẻ bất ngờ bị chảy máu cam?
Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần Kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết trẻ em bị chảy máu cam thông thường không phải là triệu chứng quá nguy hiểm. Trẻ còn nhỏ ít khi chảy máu cam. Trẻ đến độ tuổi tập đi hoặc trẻ lớn có thể gặp một số lần chảy máu cam.
Theo đó, bác sĩ Khanh cho biết trẻ bị chảy máu cam nguyên nhân chủ yếu do quá trình vỡ các mạch máu li ti ở niêm mạc mũi. Trẻ có thói quen hay ngoáy mũi, nhét vật lạ vào mũi, ngã dập mũi cũng gây ra tình trạng chảy máu cam.
Ngoài ra, thời tiết thay đổi, trẻ phải nằm trong phòng điều hòa không khí lạnh khô, trẻ mắc bệnh viêm mũi cũng dễ dẫn đến hiện tượng chảy máu cam.
Trong một số trường hợp, cha mẹ lúc nhỏ thường bị chảy máu cam thì con sinh ra cũng dễ có nguy cơ bị chảy máu cam.
Cần làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết thông thường khi chảy máy cam, trẻ chỉ có hiện tượng chảy một bên mũi và sẽ nhanh chóng khỏi chỉ sau vài phút.
Gặp trường hợp này, cha mẹ nên bình tĩnh xử trí, không quá lo lắng kẻo khiến trẻ hốt hoảng thêm. Trên thực tế, chảy máu cam không khiến cơ thể trẻ mất quá nhiều máu.
Phụ huynh hãy để trẻ ngồi hoặc đứng nghiêng về phía trước. Tiếp đến, dùng ngón cái và ngón trỏ bịt nhẹ mũi trẻ, để yên trong khoảng 10 phút. Sau thời gian này, mở nhẹ tay để kiểm tra xem trẻ có còn bị chảy máu hay không.
Trong quá trình cầm máu, đừng quên nhắc trẻ không nên ngửa đầu ra sau hoặc nằm xuống. Bé có thể nuối phải máu đang chảy gây ra ói mửa.
Để nhanh chóng cầm máu, cha mẹ có thể dùng khăn chườm lạnh cho con, tuyệt đối không nhét bất kỳ vật gì (khăn giấy, bông…) vào mũi để cầm máu cho trẻ.
Nếu có mổ trong các dấu hiệu: Đang nghi sốt xuất huyết, trẻ liên tục tái phát tình trạng chảy máu cam, trẻ chảy máu cam một lúc hai mũi, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ Khanh thông tin, thông thường bác sĩ khám tai mũi họng sẽ khám bệnh cho trẻ trong trường hợp này.
Trong sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ không nên cho vật lạ vào mũi. Nên giữ ấm cơ thể trẻ khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoài ra, trong phòng ngủ bật điều hòa, cha mẹ nên duy trì ở mức nhiệt độ thích hợp (khoảng 27 độ C).
Đồng thời có thể đặt chậu nước hoặc sử dụng máy tạo đổ ẩm để bảo vệ mũi và các cơ quan hô hấp của trẻ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.