Tinh dầu tràm là gì?

Tinh dầu tràm là một loại tinh dầu được chiết xuất từ những bộ phận như: Cành, lá của cây tràm. Thành phần chính chiếm khoảng 45-60% tinh dầu tràm chính là hợp chất hữu cơ thiên nhiên Cineol (Eucalyptol/1,8 – cineole) cực kỳ tốt cho sức khỏe của con người. Ngoài ra còn có 5-12% chất α-Terpineol mang lại công dụng diệt vi khuẩn, ngăn ngừa cúm…

Một trong những thành phần quan trọng trong tinh dầu tràm đó chính là α-Terpineol - Ảnh minh họa: Internet

Nếu được chưng cất đúng chuẩn, đảm bảo là tinh dầu nguyên chất thì tinh dầu tràm có rất nhiều công dụng, đặc biệt tốt cho sức khỏe mẹ và bé sau khi sinh.

Dầu tràm tốt cho trẻ sơ sinh như thế nào?

1. Kháng khuẩn

Một trong những thành phần quan trọng trong tinh dầu tràm đó chính là α-Terpineol, đây là chất có thể diệt khuẩn hay kháng nấm rất tốt. Do đó, khi bôi hay thoa dầu tràm cho bé sẽ giúp loại bỏ nấm hay những vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.

Bên cạnh đó, nếu thấm ít dầu tràm vào miếng bông gòn hoặc nhỏ vài giọt vào chén nước nóng đặt ở góc nhà sẽ thanh lọc không khí trong lành hơn, mang lại mùi thơm rất dễ chịu, thoải mái.

2. Tăng cường sức khỏe

Tinh dầu tràm có công dụng kháng khuẩn mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Không chỉ có công dụng kháng khuẩn mạnh, loại tinh dầu này còn hỗ trợ nâng cao sức khỏe cũng như khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể bé cực kỳ hiệu quả.

3. Giúp vết thương mau lành

Khi thoa hoặc bôi vào những vết thương do bị thủy đậu, phát ban hay mụn nhọt, hoặc côn trùng cắn… sẽ có tác dụng làm mờ sẹo, hồi phục tổn thương nhanh chóng và ngăn ngừa khỏi những nhiễm trùng có hại.

4. Long đờm, giảm ho

Nếu bé bị viêm phế quản, cảm lạnh, sổ mũi, ho hay các triệu chứng liên quan thì các mẹ có thể hoàn toàn sử dụng tinh dầu để trị bệnh bằng cách thoa hoặc bôi vài giọt dầu tràm vào trước ngực, gối khi bé đang ngủ.

5. Giải độc cơ thể

Khác với người lớn, trẻ em thường dễ gặp những vấn đề về sức khỏe là bởi sự tích tụ chất độc trong cơ thể. Vì thế, các bậc phụ huynh có thể xông tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh bằng cách tắm cho bé trong hỗn hợp nước có pha thêm vài giọt tinh dầu. Lưu ý nên thận trọng để không vào mắt của bé.

Có thể xông tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh này sẽ kích thích cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, từ đó loại bỏ được các chất độc, làm sạch lỗ chân lông hay giảm bớt lượng muối, nước… dư thừa trong cơ thể trẻ.

6. Giảm ngứa, tấy do côn trùng

Thành phần Eucalyptol có khả năng sát khuẩn cũng như giảm đau cực kỳ nhanh chóng. Vì thế, khi bé nhà bạn không may bị côn trùng đốt hay cắn thì chỉ cần thoa một vài giọt dầu tràm sẽ giảm bớt đau ngứa và tấy đỏ.

7. Kích thích tuần hoàn máu

Công dụng cực kỳ hữu ích của tinh dầu tràm đó là kích thích tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể và tiết hormone. Từ đó, sẽ ngăn ngừa và phòng tránh được nhiều loại bệnh nhiễm trùng cho cơ thể bé.

Bên cạnh đó, hoạt chất Eucalyptol cũng sẽ giúp lưu thông khí huyết bởi khả năng làm nóng nên có thể dùng dầu tràm massage cho bé.

8. Tác dụng giảm đau

Công dụng cực kỳ hữu ích của tinh dầu tràm đó là kích thích tuần hoàn máu - Ảnh minh họa: Internet

Một trong những tác dụng của tinh dầu tràm với trẻ sơ sinh là giảm đau nhờ những đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ và chống viêm tốt. Nếu phụ nữ đang trong quá trình cho con bú mà bị nhiễm lạnh, chân tay tê mỏi, đau nhức hãy chịu khó massage bằng dầu tràm để giãn cơ và bớt tình trạng co cứng nhé!

9. Trị ngạt mũi khò khè

Khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh, bé bị sổ mũi, cảm cúm, mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào một chiếc khăn, quấn quanh cổ bé để vừa giữ ấm cổ, tránh ho, có tác dụng thuyên giảm ngạt mũi hiệu quả.

Đối với những bé trong độ tuổi lớn hơn, các bậc phụ huynh có thể bôi hoặc thoa hay cho ngửi, hít trực tiếp mùi thơm của tinh dầu làm mũi thông thoáng và mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn.

Cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh

Nói về cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh không thể không kể đến những phương pháp sau đây:

Côn trùng cắn: Thoa một chút dầu tràm lên vết cắn sẽ giảm sưng đỏ, ngứa và đau cho bé hiệu quả. Sau khi tắm xong, mẹ có thể bôi một chút dầu tràm lên thái dương cho bé.

Hạn chế muỗi đốt: Cho trẻ tắm bằng vài giọt tinh dầu tràm sẽ hạn chế được muỗi đốt,giúp trẻ phòng chống được các chứng phong, hàn, thấp tà, tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể.

Cho trẻ tắm bằng vài giọt tinh dầu tràm sẽ hạn chế được muỗi đốt - Ảnh minh họa: Internet

Chữa đầy hơi, khó tiêu: Khi bé bị đầy bụng, khó tiêu chỉ cần cho một ít dầu tràm ra tay rồi massage nhẹ nhàng lên vùng bụng bằng các đầu ngón tay, theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài, làm nóng vùng bụng và kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ kích thích nhu động ruột, đẩy khí ứ hơi thừa ra ngoài.

Massage cho bé: Dầu tràm không có tính nóng nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng massage, cho tinh dầu tràm dầu tràm xoa vào tay mình, sau đó massage lên vùng lưng, ngực và cổ bé theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

Cách xông dầu tràm cho bé để kháng khuẩn: Cho một vài giọt dầu tràm vào trong chén nước nóng hoặc thấm miếng bông gòn vào một ít dầu tràm rồi để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch, tinh khiết hơn hoặc cho trẻ sơ sinh ngửi dầu tràm.

Liều lượng sử dụng

Dưới đây là liều lượng được khuyến cáo trong cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh:

5 giọt để pha vào nước tắm

1 giọt khi dùng để massage

1 giọt khi dùng để thoa lòng bàn chân

1 giọt để thoa những vết muỗi hay côn trùng cắn

3-4 giọt nhỏ vào nước khi xông hơi và cho trẻ sơ sinh ngửi dầu tràm.

Lưu ý trong cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh

Cách chuyên gia y tế khuyên mẹ chỉ nên dùng dầu tràm khi các bé bị ho, bị cảm lạnh hay bị côn trùng cắn. Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh mẹ đừng lạm dụng dầu tràm vì thoa dầu tràm vào lúc con đang khỏe, vận động liên tục và ra mồ hôi nhiều có thể khiến làn da của con bị kích ứng.

Thành phần chính của tinh dầu tràm là 1,8-cineole, hoạt chất có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh. Nếu chẳng may bé cầm chơi và nuốt phải có thể gặp các phản ứng phụ như tiêu chảy, đau bụng, nôn… nghiêm là phản ứng quá mức với dầu tràm gây động kinh.

Da bé sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, chỉ bằng 1/5 độ dày da người lớn nên rất dễ bị tổn thương. Hơn 90% các bệnh về da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Khi dùng dầu tràm cho bé, mẹ không nên thoa trực tiếp lên những vùng da nhạy cảm như vùng da mặt, đầu, cổ… vì tinh dầu có tính kích ứng mạnh có thể gây khó chịu cho bé.

Những vị trí được an toàn trên cơ thể bé chính là lòng bàn chân - Ảnh minh họa: Internet

Những vị trí được an toàn trên cơ thể bé chính là lòng bàn chân khi bị cảm lạnh, lưng hay ngực khi massage. Tuy nhiên, trong quá trình dùng mà thấy da bé bị nổi mẩn, ngứa ngày hay sưng đỏ thì nên dừng lại ngay để tránh ảnh hưởng nguy hiểm đến làn da mỏng manh của trẻ.

Muốn xem bé có bị mẫn cảm với dầu tràm không, các mẹ có thể pha loãng ra rồi thử nhỏ 1 giọt nên vùng da nhỏ. Nên kiểm tra kỹ càng và thận trọng hết sức trong quá trình sử dụng tinh dầu tràm cho bé, khi thấy những triệu chứng lạ như dị ứng, mẫn cảm, da mẩn đỏ, ngứa rát, sưng viêm… phải dừng lại ngay.

Tinh dầu tràm trà có tính kháng khuẩn tương đối mạnh, không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nếu bé trên 6 tháng tuổi có thể kết hợp bằng cách pha loãng tinh dầu trong quá trình sử dụng để hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại tinh dầu tràm khác nhau từ mẫu mã, kiểu dáng đến chất lượng tràm trong dầu. Phụ huynh cần lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để tìm mua và hơn hết, bố mẹ cần nắm rõ cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh.