Ngâm rượu trái cây tổng hợp

Nguyên liệu pha rượu trái cây

Cách làm rượu trái cây uống liền đúng chuẩn và thơm ngon nhất dựa trên việc chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây:

  • Rượu nếp trắng 2 lít trên 38 độ (vodka, soju,…)
  • Đường phèn 1kg
  • 5 quả chanh tươi
  • 5 quả cam
  • 5 quả táo Mỹ
  • Nho đen hoặc nho đỏ 1kg
  • Kiwi xanh 1kg
  • 5 quả chuối
  • 1 quả dứa
  • Bình thủy tinh 10 lít
Người dùng cần chuẩn bị đầy đủ các loại trái cây tươi trước khi tiến hành các bước ngâm rượu - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên liệu để làm rượu trái cây rất đa dạng. Vì thế tùy theo sở thích của từng người mà có thể lựa chọn những loại trái cây khác nhau như phúc bồn tử, xoài, thơm… Đồng thời, mức đường cũng sẽ linh hoạt theo khẩu vị cũng như độ ngọt của trái cây và rượu.

Công thức pha rượu trái cây

Hãy cùng tham khảo các bước hướng dẫn cách làm rượu trái cây uống liền dưới đây để thực hiện tại nhà:

  • Bước 1: Đầu tiên gọt vỏ tất cả các loại trái cây đã chuẩn bị ở trên và rửa sạch để ráo nước. Điều này tránh trường hợp khi ngâm rượu bị đắng. Táo rửa sạch và cắt khoanh khoảng từ 0,5 – 0,7cm, dứa gọt vỏ cắt khoanh tròn. Cam, chanh tương tự lưu ý bỏ hạt.
  • Bước 2: Nho ngâm nước muối để ráo nước và tách bớt cuống, bình thủy tinh rửa sạch để ráo.
Hướng dẫn chi tiết cách làm rượu trái cây uống liền đơn giản và nhanh chóng ngay tại nhà mà ai cũng có thể làm được - Ảnh minh họa: Internet
  • Bước 3: Tiến hành xếp lần lượt các loại trái cây theo thứ tự chuối – nho – cam – kiwi – dứa – chanh. Mỗi một lớp hoa quả cho 1 lớp đường phèn. Sau đó đổ rượu vào và đậy nắp kín. Bảo quản bình rượu trái cây ở nơi thoáng mát và kín gió tạo điều kiện tốt nhất để trái cây lên men.
  • Bước 4: Khi thưởng thức người dùng có thể cho rượu vào 1 tô thủy tinh lớn. Tiếp theo cho thêm một vài lát trái cây tươi, lá bạc hà và đá lạnh lên trên để uống.

Lưu ý: Không nên xếp quá chặt vì sau khi hoa quả lên men sẽ trương lên và dễ bị trào ra ngoài.

Thời gian ngâm rượu trái cây là bao lâu?

Thông thường bình rượu trái cây sau khi ngâm khoảng 1 tháng là có thể dùng được. Rượu khi uống cho thêm chút đá sẽ ngon hơn. Đặc biệt người dùng có thể để dành uống lần trong vòng khoảng 1 năm. Tuy nhiên, không nên để quá 1 năm bởi vì trái cây tươi khi lên men thời gian lâu sẽ rất dễ gây ra các chất có hại cho sức khỏe.

Thông thường thì rượu ngâm trái cây ngâm sau khoảng 1 tháng là có thể thưởng thức được - Ảnh minh họa: Internet

Uống rượu trái cây có tốt hay không?

Mỗi người tối đa 1 ngày nên dùng khoảng từ 1 – 2 ly nhỏ là tốt nhất. Duy trì liều lượng hợp lý sẽ giúp cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hơn. Đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Đặc biệt còn có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ và an thần.

Tuy nhiên nếu người dùng lạm dụng uống rượu trái cây thường xuyên rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cụ thể như đau dạ dày, tiểu đường,…

Ngoài ra đây còn là đồ uống có chứa cồn với hàm lượng vừa phải. Không chỉ mang đến cảm giác sảng khoái cho người dùng mà còn có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Người dùng nên uống rượu trái cây ở mức độ vừa phải để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân - Ảnh minh họa: Internet

Theo nghiên cứu của Trường Sức khỏe công cộng tại Harvard, nếu sử dụng 1 ly bia/ngày hay 42ml cocktail/ngày (mức cồn vừa phải) giúp cơ thể tăng cường miễn dịch và giảm khả năng mắc phải các bệnh như tim mạch, đái tháo đường, ung thư vú, thận…

Đối tượng uống rượu trái cây

  • Rượu trái cây thường có vị ngọt rất dễ uống và nồng độ cồn không cao nên phù hợp với những người không biết uống rượu.
  • Trong các bữa ăn hàng ngày hay đám tiệc ăn nhiều dầu mỡ có thể sử dụng rượu trái cây để giúp tiết enzyme xử lý thức ăn kỹ hơn.
  • Mỗi tối sau bữa ăn uống 1 ly rượu trái cây khoảng 100ml giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Đồng thời mang lại giấc ngủ sâu.
  • Rượu trái cây không chứa nhiều calories nên phù hợp với những ai đang có chế độ giảm cân.
Rượu trái cây được sử dụng nhiều trong các đám tiệc, vui chơi của đám bạn hay gia đình - Ảnh minh họa: Internet

Một số lưu ý khi áp dụng cách làm rượu trái cây uống liền

  • Cách làm rượu trái cây uống liền cần phải đáp ứng điều kiện là rượu từ 30 độ trở lên mới có tác dụng. Nếu rượu có nồng độ thấp hơn sẽ dẫn đến nhiều nước gây thối hoa quả không tốt cho sức khỏe.
  • Trên thị trường hiện nay trái cây bị phun thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép khá nhiều. Do đó, cần thận trọng hơn trong việc chọn mua nguyên liệu chất lượng ở các địa chỉ uy tín. Tốt nhất nên chọn nơi có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Các loại hoa quả rất ít thứ kỵ nhau nhưng mỗi loại hoa quả lại lên men khác nhau. Do đó người làm cần nghiên cứu và ngâm những loại hoa quả cùng chủng loại với nhau. Chẳng hạn cam, quýt, bưởi có độ lên men giống nhau có thể ngâm chung để lên men tự nhiên tạo ra đồ uống có độ cồn nhẹ chỉ 2 - 3 độ.
  • Chọn lựa những loại trái cây có vị ngọt và dễ lên men. Trong quá trình ngâm có thể thêm một số loại đường, men hoặc mật để kích thích sự lên men nhanh hơn từ đó tăng hương vị thơm cho đồ uống.
  • Người dùng có thể ngâm với rượu mà không cần cho đường (gia giảm lượng đường nếu thích uống ngọt hay uống nhạt)
Bảo quản rượu trái cây tốt ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp - Ảnh minh họa: Internet
  • Nếu muốn rượu trái cây có vị cay và mùi thơm của rượu hơn thì có thể pha thêm chút rượu Rum.
  • Loại bỏ hết những quả hỏng, thối và cắt phần dập của quả trước khi ngâm rượu
  • Một số hoa quả ngâm rượu không nên ngâm quả xanh ví dụ như vải tươi, ổi, sim rừng vì sẽ rất chát và không ngon
  • Trong trường hợp người có sức khỏe yếu hoặc có xuất hiện các dấu hiệu như chóng mặt, buồn nôn,... sau khi uống rượu thì nên dừng uống ngay lập tức.
  • Không tự ý pha rượu trái cây chung với nước ngọt để uống. Bởi rượu và khí gas khi gặp nhau sẽ làm cho cồn lan tỏa khắp cơ thể toàn thân. Đồng thời sinh ra khí CO2 có hại cho gan, dạ dày và đường ruột.
  • Trong khi uống rượu trái cây hãy uống thật nhiều nước, đồng thời ăn nhiều rau để hạn chế tình trạng say.
  • Trong quá trình ngâm rượu nhớ lắc đều bình để trái cây được lên men đều.
  • Những người có tiền sử bệnh tiểu đường, tim mạch hay dạ dày,… hạn chế uống loại rượu này.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên uống rượu trái cây, dù nó có nồng độ nhẹ nhưng vẫn ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Vì rượu đi vào sữa sẽ làm bé uống phải sữa lẫn rượu, dẫn tới nguy cơ dễ bị ngộ độc rượu. 

Cách làm rượu trái cây uống liền vô cùng đơn giản và dễ làm ngay tại nhà. Vì thế, người đọc có thể tham khảo và áp dụng các bước thực hiện ở bài viết trên để có được một bình rượu thơm ngon và đầy hấp dẫn.