Ngày tết đã đến gần, nếu bạn muốn tự tay làm những món mứt tết an toàn đảm bảo thì hãy tham khảo cách làm mứt dừa khô dưới đây. Đảm bảo ngon không thua kém loại bất kỳ loại mứt nào bán ngoài tiệm mà lại vô cùng đảm bảo vệ sinh.

Cách làm mứt dừa khô

Mứt nói chung là một món ăn truyền thống của ngày tết Nguyên Đán cổ truyền Việt Nam. Đặc biệt là món mứt dừa. Có nhiều cách làm món mứt dừa khác nhau, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách làm món mứt dừa khô truyền thống.

Các loại mứt là món ăn truyền thống của ngày tết Nguyên Đán cổ truyền Việt Nam. Đặc biệt là món mứt dừa - Ảnh: Internet

Nguyên liệu:

1kg cùi dừa, 500g đường kính trắng, sữa đặc hoặc vani nếu thích món mứt của bạn thơm và béo ngậy.

Chú ý mứt dừa để đạt tiêu chuẩn vừa ngon vừa đẹp mắt thì nên chọn những quả dừa bánh tẻ, không non cũng không già. Dừa non quá dễ bị nát.

Dừa bánh tẻ khi bấm vào thấy hơi cứng, đẽo vỏ bên ngoài thì thấy có lớp vỏ sáp có màu nâu nhạt, không quá đen như dừa già.

Cách làm

Bước 1: Nạo dừa

Đập bỏ lớp vỏ cứng và cạo lớp vỏ nâu ở bên ngoài. Nếu chọn dừa bánh tẻ thì bạn có thể loại bỏ lớp vỏ cứng bằng cách hơ dừa lên bếp cho dễ bỏ vỏ cứng. Nếu có lò nướng thì để vào lò khoảng 20 phút ở nhiệt độ 110 độ C lớp vỏ dừa sẽ dễ dàng tách ra.

Sau khi cạo lớp vỏ nâu bên ngoài, bạn bổ đôi quả dừa, đặt nửa quả dừa ngửa lên trên miệng cốc hoặc một cái bát sau đó dạo quanh đường kính của quả dừa. Phần còn lại khó nạo hơn thì bạn có thể tận dụng xắt hạt lựu để làm mứt viên cũng rất ngon.

Sau khi cạo lớp vỏ nâu bên ngoài, bạn bổ đôi quả dừa, đặt nửa quả dừa ngửa lên trên miệng cốc hoặc một cái bát sau đó dạo quanh đường kính của quả dừa - Ảnh: Intrernet

Bước 2: Sơ chế dừa

Sau khi nạo dừa xong, bạn rửa với nước lạnh để rửa sạch 2-3 lần cho bớt dầu. Trong bước sơ chế này, có một số người sử dụng nước vôi trong. Nhưng cũng có một số người không thích sử dụng nước vôi trong đều được. Bài viết này giới thiệu với các bạn cách làm mứt dừa không sử dụng nước vôi trong.

Nếu có thời gian thì bạn ngâm dừa khoảng 10 tiếng để loại bỏ tối đa dầu. Còn nếu không bạn có thể rửa bằng nước ấm để nhanh hết dầu và tiết kiệm thời gian.

Để ráo dừa, sau đó ướp với đường. Nếu bạn thích dừa có vị béo ngậy thì cho thêm sữa đặc, còn nếu không thì bạn bỏ qua bước này, không cần bỏ sữa đặc cũng được. Cho sợi dừa từ từ vào tô lớn, cho từ từ đường vào tô. Trộn đều lên. Nhớ là nhẹ nhàng để tránh gãy đứt sợi dừa.

Bạn ngâm đường với dừa qua đêm, đến khi thấy sợi dừa trong thì đường đã ngấm vừa đủ. Có thể bắt lên bếp để sên.

Bước 3: Sên dừa

Sau khi thấy sợi dừa đã trong bạn mang dừa đi sên. Nên chọn nồi to và rộng một chút, đáy chảo dày để vừa sên được nhiều mà không sợ vị nát hay bị cháy khê.

Sau khi thấy sợi dừa đã trong bạn mang dừa đi sên. Nên chọn nồi to và rộng một chút, đáy chảo dày để vừa sên được nhiều mà không sợ vị nát hay bị cháy khê - Ảnh: Intrernet

Cho hỗn hợp dừa và nước đường vào chảo, đun lửa vừa. Khi thấy sôi thì rút bớt lửa cho nhỏ lại.

Khi dừa cạn, cho thêm vani để mứt được thơm hơn. Tận dụng lúc dừa còn nóng dễ tạo hình bạn có thể cuốn sợi dừa thành những bông hoa trông cực kỳ hấp dẫn.

Thử dừa đã được chưa bằng cách nhỏ một giọt dung dịch đường xuống bát nước nếu thấy giọt đường keo lại thì được. Hoặc bạn kéo giọt đường sên nếu thành sợi khô thì mứt dừa đã đạt tiêu chuẩn.

Bắc nồi sên mứt dừa xuống đảo đều tay cho đến khi mứt dừa khô hẳn, nổi các lớp bột đường trắng bám xung quanh sợi dừa là đạt. Nên đổ mứt ra mâm nhôm lớn hoặc khay inox to để dừa mau nguội và không bị dính bết vào nhau.

Bước 4: Bảo quản mứt dừa

Khi dừa đã nguội hẳn, bạn cho vào túi zip hoặc lọ thủy tinh để bảo quản.

Cách làm mứt dừa khô giòn

Ngoài món mứt dừa khô trắng truyền thống bạn cũng có thể làm thêm một món mứt dừa khác nữa cũng ngon không kém đó là món mứt dừa khô giòn.


Ngoài món mứt dừa khô trắng truyền thống bạn cũng có thể làm thêm một món mứt dừa khác nữa cũng ngon không kém đó là món mứt dừa khô giòn - Ảnh: Intrernet

Với cách làm mứt dừa khô giòn này, các bước cũng tương tự như cách làm mứt dừa khô truyền thống chỉ khác một số điểm như sau:

- Khi chọn dừa bạn nên chọn dừa già càng tốt. Cùi càng dày và chắc thì ăn sẽ càng ngon và béo.

- Khi thái sợi bạn không cần thái sợi mỏng và dài, bạn chỉ cần thái thành sợi dày, ngắn bởi trong quá trình sên nếu sợi dừa dài sẽ vỡ vụn hết.

- Khi sơ chế dừa, sau bước nạo dừa bạn nên ngâm sợi dừa với nước vôi trong để tạo được độ giòn cho mứt dừa. Ngâm dừa trong nước vôi hoặc phèn chua khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Sau đó rửa sạch nhiều lần với nước sạch.

- Khi ướp đường bạn nên chọn đường nâu để tạo nên màu vàng đẹp mắt và có vị ngọt đậm hơn. Đổ toàn bộ đường vào dừa và ngâm khoảng 5 giờ là được.

- Sau khi đường đã tan hết bạn bắc chảo lên sên. Đến khi sôi thì nhỏ lửa lại, sên và đảo nhẹ liên tục để đường quện đều dừa. Đến khi đường khô ráo, kết tinh thành màu vàng đẹp mắt xung quanh sợi dừa thì đạt. Bạn cũng có thể cho vào máy sấy để sấy cho dừa giòn hơn.

Một số lưu ý khi làm mứt dừa khô

Không phải ai làm mứt dừa lần đầu cũng thành công. Trong cách làm mứt dừa khô này, để đạt được độ thơm ngon cũng như độ kết tinh của đường đẹp mắt, không bị chảy nước thì bạn cần lưu ý những điều sau:
- Khi nạo dừa bạn nên nạo thật mỏng để khi rửa dừa, lớp dầu dừa sẽ được ra hết cũng như khi ướp đường sẽ nhanh ngấm hơn.




Khi nạo dừa bạn nên nạo thật mỏng để khi rửa dừa, lớp dầu dừa sẽ được ra hết cũng như khi ướp đường sẽ nhanh ngấm hơn - Ảnh: Intrernet

- Nên chọn loại dừa bánh tẻ, dừa non quá hay già quá cũng không tốt. Dừa non dễ bị nát và không có độ bùi béo. Dừa già quá cứng và không ngon, bị hôi mùi dầu.

- Một số người làm mứt dừa hay bị chảy nước nhưng lại không biết phải làm sao. Cách làm mứt dừa không bị chảy nước hiệu quả nhất là sên lại hoặc phơi nắng hay sấy lại để cho dừa khô hẳn.

- Khi sên xong hãy để dừa ra quạt, nơi thông thoáng để dừa mau khô hơn. Chú ý nên để trên cao để tránh bắt bụi vào mứt.

- Không dùng chảo mỏng, hẹp để sên dừa vì mứt dừa chứa nhiều đường rất dễ bị cháy khét, nát sợi dừa. Nên dùng chảo rộng, đáy dày. Khi sên xong không nên để chảo cũ sên tiếp mẻ mới mà nên rửa sạch chảo rồi mới sên tiếp.

Cách bảo quản mứt dừa

Sau khi tìm hiểu cách làm mứt dừa khô thành công, bạn cũng cần biết cách bảo quản để mứt dừa để được lâu hơn, không bị mềm nhũn hay chảy nước. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn:

- Khi sên xong dừa thì nên để mứt ra khay lớn hoặc mâm nhôm để dừa khô hẳn. Nếu kĩ hơn bạn cũng có thể mang ra nắng to để phơi 1-2 tiếng thì sẽ đảm bảo hơn.
- Nên bảo quản mứt dừa trong túi nilon, túi zip hoặc lọ thủy tinh kín gió. Nếu bạn bảo quản không cẩn thận, một chút gió lừa vào cũng có thể khiến mứt dễ bị hỏng và chảy nước.



Nên bảo quản mứt dừa trong túi nilon, túi zip hoặc lọ thủy tinh kín gió - Ảnh: Intrernet

- Nếu bạn đựng mứt dừa trong lọ thì nên rắc một ít đường xuống đáy lọ. Lớp đường này sẽ giúp hút ẩm, tránh mứt dừa bị ướt.

- Khi lấy mứt từ trong túi hoặc trong lọ ra bạn nên lấy một lượng vừa phải và bước kín túi ngay sau khi lấy. Không dùng tay để lấy mà nên có găng tay nilon để đảm bảo vệ sinh.

- Nếu muốn bảo quản mứt được lâu hơn bạn có thể để mứt dừa trong ngăn mát tủ lạnh. Nên nhớ là phải buộc kín túi hoặc lọ đựng mứt dừa.

Những ngày lạnh giá, được nhâm nhi miếng mứt dừa ngọt ngào cùng chén nước chè nóng thì còn gì bằng. Nhất lại là những món do chính tay mình làm ra. Với cách làm mứt dừa khô ở trên, không yêu cầu bạn phải cực kỳ khéo tay hay có năng khiếu về nấu ăn mới thực hiện được. Chỉ cần bạn chịu khó một chút là có thể hoàn thành món mứt cực kỳ đơn giản này.