Cách chăm sóc trẻ 5 tuổi mọc răng hàm cha mẹ cần biết
Nội dung bài viết
Dấu hiệu nhận biết bé 5 tuổi mọc răng hàm
Khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm các mẹ dễ nhận biết thông qua những dấu hiệu cơ bản sau:
Sốt nhẹ thường xảy ra khi trẻ có dấu hiệu mọc răng hàm. Các bác sĩ nha khoa cho rằng thời điểm mọc răng của trẻ trùng với giai đoạn trẻ đã hết thời gian có được khả năng miễn dịch từ người mẹ.
Mọc răng khiến bé cảm giác bứt rứt, khó chịu nên sẽ hay quấy khóc. Tuy nhiên, quá trình mọc răng của các bé là khác nhau nên không phải bé nào cũng gặp phải tình trạng này.
Cằm và khu vực xung quanh miệng nổi mẩn là dấu hiệu trẻ mọc răng hàm khá rõ. Điều này xảy ra do nước dãi của bé chảy nhiều làm các vùng da khô xuất hiện các nốt mẩn đỏ.
Tình trạng chảy nước dãi trong miệng khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc. Tuy nhiên, khi những cơn ho kèm theo sốt, sổ mũi và dị ứng thì có thể là dấu hiệu trẻ bị ốm.
Đặc biệt trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm nhai bất cứ cái gì có trong tay
Triệu chứng đau nhức, khó chịu khi những chiếc răng hàm nhú lên sẽ khiến trẻ có hiện tượng chán ăn hơn
Ngoài ra, khi mọc răng hàm trẻ hay bị thức giấc vào ban ngày và lúc nửa đêm.
Quá trình trẻ 5 tuổi mọc răng hàm số 6
Thông thường quá trình thay răng ở trẻ kéo dài từ lúc trẻ 6 tuổi đến 12 tuổi. Một vài trường hợp trẻ thay răng sớm hơn có thể là 4 tuổi hoặc muộn hơn khi trẻ 8 tuổi. Vì vậy, khi chiếc răng sữa cuối cùng rụng đi rơi vào thời điểm trẻ được 12 – 13 tuổi.
Những chiếc răng hàm sữa sẽ gắn bó với trẻ trong suốt 6 năm đầu đời cho tới giai đoạn thay răng vĩnh viễn. Do đó, bố mẹ cần lưu ý hơn trong việc chăm sóc hàm răng của trẻ.
Đặc biệt răng hàm số 6 sẽ mọc sớm nhất khi trẻ được 6 – 7 tuổi. Tuy nhiên, lúc này chưa có chiếc răng sữa nào được thay thế. Chiếc răng hàm số 6 này nhanh chóng bị sâu và mọc chen chúc, lệch ra khỏi hàm nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng răng mọc lệch.
Vì vậy, điều quan trọng nhất cha mẹ cần chú ý là ngay khi trẻ 6 tuổi nên để ý xem chiếc răng hàm số 6 này mọc như thế nào. Từ đó giúp bé chăm sóc nó thật tốt. Nếu thấy có dấu hiệu bị lệch cần đưa trẻ thăm khám nha sĩ kịp thời để điều chỉnh lại.
Bé 5 tuổi mọc răng hàm nên ăn gì?
Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm nên ăn gì là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi một số trẻ khi mọc răng hàm có dấu hiệu đau nhức và khó chịu nên mẹ cần tham khảo vài món ăn sau:
- Nếu trẻ bị sưng nướu răng thì mẹ nên nấu chín mềm thực phẩm để cho bé ăn uống tiện lợi hơn với các món súp, cháo,...
- Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D và canxi đầy đủ hàng ngày để hỗ trợ răng trẻ mọc đều, chắc khỏe.
- Đặc biệt cho con uống nhiều nước lọc và nước trái cây giàu vitamin C để giảm tình trạng viêm lợi, đau nướu có thể xảy ra.
- Luộc rau củ quả nhưng không nghiền nhừ nát cho trẻ cắn giúp hạn chế tình trạng ngứa nướu, đồng thời bổ sung chất xơ cho con tốt hơn.
Biện pháp khắc phục tình trạng đau răng hàm ở trẻ 5 tuổi
Chườm đá
Cách chữa cơn đau cho trẻ 5 tuổi mọc răng hàm an toàn nhất là chườm đá bên ngoài khu vực sưng đau một thời gian ngắn từ 1 – 3 phút. Biện pháp đơn giản này giúp gây tê, giảm sưng và làm dịu cơn đau tức thì.
Thuốc giảm đau cho bé mọc răng hàm
Acetaminophen (Tylenol) là một trong số các loại thuốc giảm đau được các chuyên gia khuyên dùng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
Thuốc kháng viêm này không chứa steroid (NSAIDs) như aspirin (Bufferin), ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve). Tuy nhiên không nên dùng cho trẻ em bị hen suyễn. Các mẹ chú ý trước khi cho con sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cần phải kiểm tra lại liều lượng chính xác với dược sĩ.
Massage nướu
Đây là một phương pháp được nhiều người áp dụng giúp làm dịu nhanh cơn đau cho trẻ khi mọc răng hàm.
Cách làm: Mẹ cần rửa sạch tay của mình hoặc dùng dụng cụ massage nướu nhẹ nhàng chà nhẹ lên phần nướu răng bị sưng của bé trong khoảng 5 phút. Phương pháp này vừa có tác dụng phân tán sự chú ý của bé vào những cơn đau. Đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu trong miệng cho bé một cách hiệu quả và an toàn.
Biện pháp khắc phục đau răng ở trẻ tại nhà
Bố mẹ hãy thử một trong số những cách khắc phục tình trạng đau răng hàm ở trẻ dưới đây:
- Đặt một miếng băng gạc mát đã thấm ướt lên nướu của bé
- Đặt một cái muỗng lạnh giữa hai hàm răng (nhưng đừng để con cắn muỗng)
- Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên lên vùng da quanh miệng để ngăn ngừa tình trạng nứt và khô do chảy nước dãi.
- Cha mẹ hãy thử các biện pháp phân tán sự chú ý như tô màu, hát và nhảy múa để giúp bé ít nghĩ tới các cơn đau.
Cách chăm sóc trẻ 5 tuổi mọc răng hàm
Không nên ép trẻ ăn khi đang bị đau răng. Bố mẹ nên chia bữa ăn ra thành 6 - 8 bữa thay vì 3 - 4 bữa như bình thường.
Thường xuyên ép lấy nước trái cây cho trẻ uống khi bị đau răng. Điều này làm nướu của trẻ đỡ sưng đau hơn rất nhiều.
Khi trẻ bị sốt cao do mọc răng lên khoảng 38 - 38,5 độ C mẹ hãy dùng khăn ấm đặt lên trán hoặc lau người cho trẻ. Ngoài ra, có thể sử dụng miếng dán hạ sốt hay thuốc giảm đau nhưng cần phải thông qua ý kiến của bác sĩ.
Nếu thấy trẻ đi ngoài liên tục và mất nước nhiều tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Trong thời gian trẻ 5 tuổi mọc răng hàm, bố mẹ cần giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách lấy khăn mềm lau miệng và lau răng cho bé sau khi ăn.
Tránh để bé dùng tay sờ vào chiếc răng hàm đang mọc hay đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng. Điều này sẽ khiến răng mọc chậm hoặc bị lệch.
Hạn chế tối đa số lượng thực phẩm ngọt mà trẻ ăn mỗi ngày và các loại đồ ăn cứng khó nhai.
Trẻ sơ sinh mọc răng thường hay quấy khóc, trằn trọc, bỏ bú, bỏ ăn ít ngày… Tuy nhiên nếu bé sốt mọc răng hoặc có các dấu hiệu như bé dưới 3 tháng tuổi và sốt trên 38°C, bé hơn 3 tháng tuổi và bị sốt trên 39°C kéo dài hơn 24 giờ, sốt cao có kèm tiêu chảy, nôn mửa hoặc phát ban,... hãy đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
Giai đoạn trẻ 5 tuổi mọc răng hàm khiến cho mẹ và trẻ đều cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên đây là biểu hiện cơ bản trong quá trình lớn lên của trẻ. Chính vì thế, các mẹ nên tham khảo và áp dụng để biết cách chăm sóc con tốt hơn.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...