Cách chăm sóc người bệnh đột quỵ
Các lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bệnh bị đột quỵ
Có thể kết hợp xoa bóp, bấm huyệt theo tư vấn của chuyên gia đông y và dùng thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt. Hỗ trợ người bệnh điều trị duy trì theo đơn của bác sĩ.
Trường hợp bệnh nhân có tăng huyết áp, nên dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ định và duy trì huyết áp ở mức 140-150/90 mmHg.
Tránh sự thay đổi nhiệt độ môi trường một cách đột ngột, kể cả khi trời quá lạnh hoặc quá nóng.
Tránh để người bệnh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.
Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Cố gắng giúp người bệnh ngủ ngon và đủ giấc, hạn chế mất ngủ.
Hỗ trợ người bệnh điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.
Để người bệnh cải thiện khả năng nói, ban đầu nếu cần thì người chăm sóc có thể thay đổi cách giao tiếp với người bệnh bằng các phương pháp thông tin không lời qua dùng hình ảnh, chữ viết, ra hiệu (nếu không liệt tay). Sau đó giúp người bệnh luyện tập phát âm theo nguyên tắc luyện từng từ, cụm từ, câu ngắn, câu dài hơn.
Tránh để người bệnh vận động thể lực quá mức. Dặn dò, đưa người bệnh tái khám đều đặn theo dặn dò của bác sĩ.
Đưa người bệnh kiểm tra sức khỏe, tầm soát đột quỵ tái phát định kỳ.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ cần lưu ý đầy đủ các nhóm dưỡng chất. Ưu tiên bổ sung nhiều trái cây và rau quả chứa chất chống oxy hóa để giúp giảm tổn thương mạch máu.
Các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa cũng chứa kali có thể giúp kiểm soát huyết áp. Chất xơ trong rau quả còn có thể làm giảm cholesterol, ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Bên cạnh đó, người bệnh bị đột quỵ cũng cần lưu ý hạn chế ăn quá nhiều muối để tránh làm tăng huyết áp, thức ăn nhiều dầu mỡ để tránh tăng cholesterol cũng như không dùng nhiều đồ ngọt để tránh mắc bệnh tiểu đường – một bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát.
Người bệnh bị đột quỵ cũng không nên uống nhiều rượu bia hay dùng các chất kích thích khác.
Tốt nhất khi chăm sóc người bệnh đột quỵ nên tự nấu ăn tại nhà để đảm bảo lượng gia vị nêm nếm trong thức ăn cũng như hàm lượng dinh dưỡng trong món ăn. Hạn chế cho người bệnh ăn ngoài hoặc sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Ưu tiên lựa chọn thức ăn mềm và đặc (cháo, súp đặc). Không ăn thức ăn dạng lỏng khi bệnh nhân có biểu hiện sặc (trừ khi phải ăn qua sonde). Thức ăn phải đủ chất dinh dưỡng, cân đối về thành phần, đủ năng lượng, ăn làm nhiều bữa. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.
Khi cho ăn, nên đưa miếng thức ăn vào sâu trong khoang miệng lệch về bên không liệt.
Bên cạnh đó, hàng ngày cần giúp người bệnh đột quỵ luyện tập, xoa các cơ ở mặt (cơ cắn, cơ nhai, cơ cổ) giúp cho sự phục hồi các cơ tham gia động tác nhai nuốt.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!