Cách ăn thịt đỏ mà không tăng mỡ máu
Theo định nghĩa của Hội phòng chống ung thư quốc tế và Viện nghiên cứu ung thư Mỹ, thịt đỏ là thịt của các loài động vật có vú. Sở dĩ gọi là thịt đỏ vì chúng chứa nhiều myoglobin - một loại protein giúp liên kết các nguyên tố sắt và vận chuyển oxy trong máu.
Ngoài ra, thịt đỏ sẽ có màu đỏ khi tươi sống. Khi chế biến, thịt có màu nâu. Một cách hiểu đơn giản hơn, thịt đỏ là thịt của gia súc, có màu đỏ khi tươi sống và trong bữa ăn của chúng ta các chúng được sử dụng nhiều (thường là thịt lợn, thịt bò, thịt bê, thịt dê, thịt cừu, thịt thỏ...).
Theo tiến sĩ Tuấn Thị Mai Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100 g thịt lợn nạc có 19 g protein. Trong 100 g thịt bò cũng chứa tới 21 g protein - đáp ứng xấp xỉ 30% nhu cầu protein trong ngày của một người trưởng thành. Bên cạnh đó, thịt đỏ rất giàu các loại vi khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin B12.
Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, 100 g thịt bò thăn nạc cung cấp 1,6 g sắt và 4,05 g kẽm, khoảng 1 mcg B12. Trong 100 g thịt lợn cũng có khoảng 1 g sắt, 2,5 g kẽm, 0,84 mcg B12. Hàm lượng này khá cao so với các thực phẩm khác.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng ăn quá nhiều thịt đỏ là yếu tố nguy cơ của một số bệnh như mỡ máu cao, tim mạch, ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Một trong những vấn đề lớn nhất khi ăn nhiều thịt đỏ là làm tăng lượng chất béo bão hòa trong máu.
Nhưng như vậy không có nghĩa người bệnh máu nhiễm mỡ tuyệt đối không ăn thịt đỏ. Họ vẫn có thể ăn thịt đỏ nếu chọn phần thịt ít chất béo bão hòa hơn và với lượng phù hợp.
Để cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ, Quỹ Phòng, chống Ung thư Quốc tế và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ đã đưa ra khuyến nghị không nên tiêu thụ không quá 3 lần thịt đỏ mỗi tuần, khoảng 350- 500 g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700 g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương).
Nếu tính theo ngày, lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70 g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100 g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.
Bên cạnh đó, người dân nên sử dụng thịt nạc, tăng cường sử dụng thịt gia cầm, cá, trứng, sữa là những thực phẩm để thay thế thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày.
Ăn trứng luộc giúp giảm cân nhưng ăn thời điểm nào là thích hợp thì không phải ai cũng biết
Trứng là loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và được nhiều người yêu thích. Đặc biệt...
Công thức làm gà sốt cam chua ngọt lạ miệng
Gà sốt cam là món ăn được kết hợp giữa nhiều tầng hương vị chua, cay, mặn, ngọt, khiến người...
Ăn mỡ bò có thực sự tốt cho sức khỏe?
Ăn mỡ bò cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như hỗ trợ kiểm soát cân nặng, tăng...
8 món ăn này rất may mắn cho năm mới, nhất định nên có trên mâm cỗ ngày Tết
Khi lên kế hoạch cho bữa ăn năm mới, hãy cân nhắc thêm một hoặc nhiều món ăn may mắn...