BS Trương Hữu Khanh giải đáp thắc mắc: Tiêm trộn vắc xin có bị 'hành' nhiều hơn, kháng thể yếu hơn không?
Trước đây, các loại vắc xin được khuyến cáo tiêm cùng loại nhưng được đã được phép thay thế cho nhau. Người tiêm mũi 1 là vắc xin này có thể được tiêm mũi 2 là một vắc xin khác. Điều này có vẻ mới mẻ ở Việt Nam tuy nhiên các quốc gia khác đã thực hiện rất nhiều.
BS Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) cho biết, không có chuyện tiêm trộn vắc xin làm cho kháng thể yếu hơn khi tiêm chủng cung loại. Có những công thức tiêm trộn còn làm phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn. Một số nghiên cứu trên thế giớ dã ghi nhận điều này ở những người tiêm trộn giữa AstraZeneca và Pfizer.
Dùng các loại vắc xin mRNA (RNA thông tin) thay thế cho nhau đã được nhiều quốc gia như Canada và Mỹ thực hiện. Nó đã cho thấy độ ăn toàn. Việc hết một loại vắc xin nào đó và thay thế bằng một vắc xin khác là chuyện bình thường.
BS Khanh cũng chỉ rõ, không nên lo lắng nghĩ rằng tiêm trộn vắc xin sẽ bị "hành" nhiều hơn. Mũi 1 hay mũi 2 có phản ứng nhiều hơn còn tùy vào cơ thể của mỗi người. Với AstraZeneca, mũi 2 thường nhẹ nhàng hơn mũi 1 nếu tiêm cùng loại. Tuy nhiên, với các loại vắc xin mRNA, mũi 2 thường có phản ứng mạnh hơn mũi 1 dù tiêm cùng loại. Đó là do tính chất của các loại vắc xin, không có gì nguy hiêm.
Dù có gặp phải các tác dụng phụ của vắc xin thì trong khoảng 24-72 giờ sau là sẽ hết.
BS Khanh cũng chia sẻ thêm, hiện nay một số tiêu chuẩn sàng lọc đã được nới lỏng như bỏ đo huyết áp... Về vấn đề này, người dân cũng không cần lo lắng. Quyết định này được đưa ra cũng dựa trên khoa học và nhằm giúp nhiều người không bị trì hoãn tiêm chủng vì những lý do không đáng.
Người dân không nên lo lắng miễn dịch yếu hơn vì tiêm trộn hay vì là F0 nhẹ hoặc không có triệu chứng. Trong tất cả các bệnh cấp tính, không riêng gì Covid-19, người nào có miễn dịch mạnh thì bệnh nhà. Miễn dịch mạnh chỉ tốt cho việc tạo ra kháng thể, không có chuyện F0 bệnh nhẹ hay không có triệu chứng là kháng thể sẽ yếu.
Thực tế cho thấy, các F0 có kháng thể mạnh mẽ sau khi khỏi bệnh, hơn cả những người được tiêm đủ liều vắc xin. Đây chính là lý do các F0 khỏi bệnh được khuyến khích tham gia hoạt động chống dịch. BS Khanh nhấn mạnh, chúng ta không nên để các tin đồn vô căn cứ làm lo lắng, dẫn đến việc F0 hoảng sợ tìm cách chích ngừa, như vậy sẽ phí thuốc hoặc khiến các F0 chùn bước trước ý định tham gia chống dịch.
Ngày 8/9, Hội đồng tư vấn chuyên môn về sử dụng vắc xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo về việc kết hợp 2 loại vắc xin Covid-19. Cụ thể như sau: Trong trường hợp bất khả kháng do nguồn cung vắc xin đã tiêm mũi 1 không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng loại vắc xin khác để tiêm mũi 2. Theo đó, nếu tiêm mũi 1 vắc-xin do AstraZeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất; nếu tiêm mũi 1 vắc-xin do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vắc-xin do Pfizer sản xuất và ngược lại.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....